Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Phòng tránh bệnh đau dạ dày


Nguyên nhân gây đau dạ dày là do thói quen ăn uống không lành mạnh, chế độ sinh hoạt không hợp lý. 

Vì vậy để phòng đau dạ dày thì đơn giản chỉ cần thay đổi những thói quen xấu. Nếu bạn ko phòng bệnh để đến lúc bệnh nặng thì thuốc chữa đau dạ dày cũng không có tác dụng nhiều.

phòng tránh bệnh đau dạ dày

Stress và những lo toan hàng ngày đang làm đảo lộn mọi sinh hoạt của chúng ta. Bạn ăn sáng lúc 10giờ, ăn trưa khi đã xế chiều và lên giường đi ngủ khi vừa nạp một bồ thức ăn. Rồi bạn thấy dạ dày ngâm ngẩm đau. Cũng chả sao, làm vài viên giảm đau là hết ấy mà. Tiếp tục những chè chén với tiệc tùng thâu đêm, là làm việc quên giờ giấc. Rồi những cơn đau tăng cả về cấp độ lẫn thời gian. Lại thuốc, và lại đau.

Bệnh đau dạ dày không đơn giản như bạn nghĩ, bởi nó nhẹ thì khiến bạn nằm nhà cả tuần, nặng có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, thậm chí là ung thư. Nhưng nó hoàn toàn là căn bệnh mà bạn có thể ngừa được, chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.

Để tránh mắc bị đau dạ dày hãy lưu ý một số điều sau đây:

● Về sinh hoạt
Dù công việc có bận rộn bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt đều đặn. Cố gắng duy trì ngủ 8 tiếng, không thức khuya và buổi trưa có giấc ngủ ngắn. Một nguyên tắc bất di bất dịch là nên gạt mọi lo lắng, căng thẳng của công việc ra khỏi cửa. Tám, chín tiếng làm việc ở cơ quan đã đủ để thần kinh căng thẳng rồi nên bù lại, về đến nhà, chỉ dành cho ngủ nghỉ và sinh hoạt gia đình.

● Ăn đúng cách
Luôn ăn đúng giờ. Khoảng cách giữa bữa sáng, trưa, tối cách nhau khoảng 5 tiếng. Với thời gian đó, đảm bảo dạ dày không còn no nhưng cũng chưa đến mức quá đói. Và bữa tối nên ăn trước 7 giờ và đi ngủ vào lúc 10 giờ là tốt nhất, đảm bảo cho sức khỏe.
Theo khoa học, bữa tối nên cách giờ đi ngủ ba tiếng. Trong thực đơn các bữa cơm tối thường cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói hay đồ biển. Và dù đói đến đâu thì bữa tối cũng không cho phép mình ăn quá nhiều.
Chỉ ăn vừa chớm no. Nhiều người quan niệm ăn cay thì đỡ đau dạ dày nhưng thực tế, đồ ăn cay chỉ khiến cơn đau nặng hơn mà thôi. Ngoài ra, cũng cố gắng hạn chế mở ti vi trong bữa ăn, không vừa ăn vừa đọc sách báo và không đem những căng thẳng vào bữa ăn. Sau bữa ăn, tối thiều nửa giờ tôi mới nghĩ đến việc làm gì đó.

● Ăn đủ chất
Protein, lipid, glucid, vitamin là những chất cần thiết có trong bữa ăn. Để có được những chất này trong thực đơn hàng ngày cần có đủ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả.
Nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày là do sử dụng thuốc chống đau, giảm viêm sai quy cách. Nhiều trường hợp nặng việc sử dụng thuốc sai này thậm chí còn gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày. Bất cứ thuốc giảm đau, giảm viêm nào mà bạn muốn dùng đều cần tham khảo ý kiến bác sỹ.
Có một thói quen rất không tốt của người dân mình là mẹ hay mớm cơm cho con. Vì xoắn khuẩn Helibacter Polyri gây đau dạ dày lây từ người này sang người khác qua nước bọt, cao răng nên việc mớm cơm có thể làm cho bệnh của mẹ lây sang con hoặc ngược lại. Khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối không nhai cơm cho con hoặc mớm thức ăn cho bé.

Bây giờ thì hãy bắt đầu tạo cho mình những thói quen sinh hoạt tốt để phòng tránh bệnh đau dạ dày nhé.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Phòng và chữa bệnh ung thư đại – trực tràng

Ung thư đại trực tràng là ung thư khởi phát ở ruột già, đoạn cuối của ống tiêu hóa. Đó là bệnh có thể điều trị và phòng ngừa được. Để biết thêm thông tin về phòng chữa căn bệnh nguy hiểm này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

bệnh ung thư đại - trực tràng
Chữa trị ung thư đại – trực tràng

Việc điều trị bệnh ung thư đại – trực tràng theo mô hình đa thức gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.Hiện nay người ta còn sử dụng thêm liệu pháp nhắm trúng đích (targeted therapy), là phương pháp mới trong hóa trị hỗ trợ. Mỗi giai đoạn của ung thư sẽ áp dụng những phương thức điều trị khác nhau.

Phẫu thuật

Phương pháp điều trị chính của ung thư đại tràng là phẫu thuật. Đoạn đại tràng có ung thư cùng với các hạnh đi kèm được bác sỹ cắt bỏ đi. Hai đầu ruột được nối lại với nhau, người bệnh vẫn có thể đi đại tiên được.
  • Trường hợp ung thư dính xâm lấn vào đoạn ruột bên cạnh, vào dạ dày, hoặc vào thành bụng, phải cắt kèm theo nhiều tạng thành một khối.
  • Ung thư đại tràng lên, đại tràng ngang được cắt đại tràng phải.
  • Ung thư đại tràng xuống, đại tràng sigma được cắt đại tràng trái.
  • Ung thư trực tràng có thể cắt đoạn hoặc cắt cụt trực tràng thuộc vị trí khối u.

Điều trị bổ sung: Ung thư đã di căn vào hạch, cần điều trị và ngăn ngừa di căn bằng phương pháp hóa trị liệu. Trong trường hợp khối u trực tràng lan rộng, nên xạ trị trước khi mổ. Sau mổ có thể xạ trị tiếp hoặc hóa trị. Xạ trị và hóa trị có tác dụng hỗ trợ phẫu thuật.

Biến chứng sau mổ có thể gặp như:
  • Chảy máu
  • Tổn thương cơ quan kề bên trong khi mổ
  • Bục miệng nối đại tràng (hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm)
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Tắc ruột sau mổ do dây dính
Xạ trị

Phương pháp xạ trị chính là dung các tia năng lượng cao ( tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm teo tế bào. Có nhiều cách xạ trị, có thể từ bên ngoài cơ thể, bên trong hoặc ghim vào mô bướu.

Xạ trị được dùng để hỗ trợ sau mổ, diệt các tế bào ung thư còn sót lại mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Cách này cũng có thể làm giảm các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân như chảy máu, tắc ruột…

Tác dụng chính của xạ trị trong ung thư đại trực tràng là khi ung thư dính vào cơ quan nội tạng hoặc dính vào thành bụng. Khi đó phẫu thuật viên không chắc có thể lấy hết được mọi tế bào ung thư, vì vậy nên dùng xạ trị để tiêu diệt những tế bào còn sót lại.

Với ung thư đại – trực tràng xạ trị ngoài được dùng nhiều nhất. Dùng xạ trị 5 ngày/tuần trong nhiều tuần, mỗi lần xạ trị chỉ phát tia trong vài phút. Một cách xạ trị khác dùng cho ung thư trực tràng là đưa tia vào qua ngã hậu môn lên trực tràng.

Những biến chứng của xạ trị:
  • Da bị kích thích
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Dấu hiệu trực tràng hoặc bàng quang bị kích thích và mệt mỏi.
  • Ở nam giới có thể bị liệt dương.

Những biến chứng này chỉ thoáng qua, sau khi ngừng xạ trị chúng sẽ khỏi.

Hóa trị

Phương pháp hóa trị là dùng thuốc bằng đường tiêm truyền hoặc uống để diệt tế bào ung thư. Các thuốc này vào máu và đi khắp cơ thể vì thế phương pháp này có lợi thế cho trường hợp ung thư đã tiến triển xa.

Trong một số giai đoạn bệnh, dùng phương pháp này có thể làm tăng thêm thời gian sống cho người bệnh, đồng thời làm giảm triệu chứng khi ung thư đã tiến xa.

Một số trường hợp có thể tiêm thuốc chống ung thư vào mạch máu nuôi khối u. Đó gọi là hóa trị vùng. Vì thuốc đi thẳng vào bướu nên có thể ít có phản ứng phụ toàn thân. Hóa chất diệt tế bào ung thư nhưng cũng làm tổn hại tế bào bình thường gây ra các tác dụng phụ. Điều này phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Tác dụng ngoại ý:
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Chán ăn
  • Rụng tóc
  • Nổi mẫn ở chân tay và phù
  • Đau họng
  • Dễ nhiễm trùng
  • Dễ chảy máu nơi tiêm chích hoặc khi bị chấn thương
  • Cảm giác mệt mỏi

Tác dụng phụ này sẽ hết khi ngưng thuốc, chẳng hạn như không còn rụng tóc nhưng tóc có thể đổi khác.

Phòng ngừa ung thư đại-trực tràng

phòng ngừa ung thư đại tràng

Thể dục thường xuyên chống ung thư đại- trực tràng (Ảnh minh họa)

Hiện nay, có một số biện pháp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh này xuống. Một số cách điển hình như:
Test tầm soát

  • Giúp phát hiện sớm bệnh, điều trị sớm thường giúp trị tiệt căn. Tầm soát cũng giúp tìm ra và cắt políp, cũng là một cách phòng ngừa ung thư tốt.
  • Thực đơn ăn uống và thể dục
  • Hiệp hội ung thư Mỹ khuyến cáo nên dùng thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nên ăn trái cây và rau cải mỗi ngày cùng với hạn chế dùng thức ăn nhiều mỡ.
  • Một số nghiên cứu cho thấy hàng ngày dùng nhiều vitamin chứa axít folic có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại – trực tràng. Nghiên cứu khác cho thấy dùng Canxi cũng có lợi.
  • Thể dục hàng ngày cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại – trực tràng. Thời gian là ít nhất 30 phút cho 5 ngày trong tuần hoặc hơn nữa.
Các yếu tố khác

Những người có tiền căn gia đình bị ung thư đại – trực tràng cần được xét nghiệm tầm soát ở tuổi nhỏ và thường xuyên hơn người bình thường.

  • Theo Hiệp hội ung thư Mỹ khuyến cáo, từ 50 tuổi nam hay nữ với mức độ nguy cơ trung bình cần thực hiện 1 trong 5 chọn lựa sau:
  • Hàng năm thử phân tìm chảy máu vi thể (FOBT hay FIT).
  • Nội soi đại tràng sigma mỗi 5 năm.
  • Hàng năm thử phân tìm chảy máu vi thể (FOBT hay FIT) kèm nội soi đại tràng sigma mỗi 5 năm.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Viêm đại tràng: Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

dinh dưỡng cho người bệnh viêm đại tràng

Tránh một số thức ăn: Bệnh nhân có thể nhận biết các loại thức ăn nào thường “không dung nạp”, hay gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, sữa tươi…) và tự họ đã hạn chế bớt các loại thức ăn đó. Tuy nhiên không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.

Chế độ sinh hoạt: Làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đúng giờ giấc. Đại tiện đúng giờ giấc.Nghỉ hẳn khi có đợt tái phát. Tăng cường vận động: Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ. Tinh thần thoải mái: tránh bớt các căng thẳng về thần kinh… cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).

Người viêm đại tràng mạn tính nên ăn các loại thức ăn nào?
  • Chất đạm: nên dùng các loại thực phẩm như thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không lactose
  • Chất béo: ăn hạn chế không quá 15g/ngày
  • Uống đủ nước, ăn các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống , rau cải…
  • Rau nên nhặt phần non để hạn chế xơ.
Không nên ăn các loại thực phẩm sau :
  • Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol ( có trong một số bánh kẹo ngọt ) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loai đường này nên ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
  • Tránh dùng những thức ăn cứng như : rau sống, ngô luộc … ảnh hưởng đến vết loét .

Khi chế biến thức ăn cho người viêm đại tràng nên chế biến dưới dạng hấp, luộc hoặc kho, hạn chế xào rán.

Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene… có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Uống 1 viên đa sinh tố, muối khoáng mỗi ngày: Những viên này chứa ít nhất 400 mcg axit folic, khắc phục tình trạng thiếu axit này do dùng thuốc Sulfasalazine.

Khi bị táo bón: Giảm chất béo, tăng chất xơ, rau quả tươi (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose…). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa, cần uống nhiều nước.

Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Mít chống ung thư và viêm loét dạ dày



Mít là loại trái cây đặc biệt tốt cho sức khỏe. Ngoài tác dụng giảm cân, duy trì vẻ đẹp làn da, mít còn có tác dụng chống ung thư.

Mít là loại trái cây nhiệt đới mang vị ngọt và mùi hương thơm ngát, có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu như kali, vitamin A, vitamin C cùng những khoáng chất như sắt, magiê, đồng, kali và chất xơ…

Mít rất giàu chất chống oxy hoá như vitamin C, kali, góp phần làm giảm nguy cơ stress có liên quan đến nhiều bệnh ung thư.

Vitamin C là một loại chất dinh dưỡng giúp cơ thể chống lại vi-rút và vi khuẩn. Vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng.

mít chống ung thư và viêm loét dạ dày

Ảnh minh họa: Internet

Đồng thời, trong mít có chứa nhiều chất phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins) rất có lợi cho sức khỏe, chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm quá trình lão hóa, tăng sức sống cho làn da.

Những loại chất dinh dưỡng thực vật này có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, nguyên nhân dẫn ra các căn bệnh liên quan đến thoái hóa.

Thực đơn từ trái mít

Mỗi ngày có thể uống 1 ly nước ép mít sau bữa ăn một giờ, sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên trong mít chín có thành phần có đường, bạn không nên ăn nhiều, có thể 1-2 chén mít lột sẵn. Tốt nhất bạn nên dùng mít non để làm bữa ăn. Vừa tốt cho sức khỏe lại có thể giảm cân.

Mít chín trộn sữa chua: Có thể dùng một ít mít chín hòa với 1 hũ sữa chua để lạnh sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa trao đổi chất, thải mỡ thừa ra ngoài.

Mít xanh: Thái miếng nhỏ rán vàng, sau đó đem kho cùng sả, nước cốt dừa và một ít nghệ giã. Kho xong, miếng mít vàng suộm lại, đây sẽ là món ngon lý tưởng cho bạn. Ngoài ra có thể làm mít non thành các món ngon hấp dẫn: gỏi mít, mít kho, kem mít, mít lạnh, mít non trộn… trong bữa ăn của mình.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Đau dạ dày có uống được vitamin C không?

Nhiều người đau dạ dày do viêm, loét thường được khuyên không nên ăn chua để tránh tăng acid dịch vị gây ra các cơn đau do kích thích các ổ viêm loét.Và theo như chế độ ăn uống kiêng khem của người bị bệnh đau dạ dày thì chất chua cần tránh. 

Vậy thì đối với vitamin C người bị đau dạ dày, viêm dạ dày có uống được không? Cùng Hoa Việt trả lời câu hỏi này nhé.

Vitamin C có vị chua nên nhiều người lầm tưởng là bệnh dạ dày thì không được dùng thuốc này. Tuy nhiên, vitamin C (acid ascorbic) là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch.
vitamin c và bệnh đau dạ dày

Hơn nữa, vitamin C không chỉ là thuốc và không phải chỉ có trong những trái cây chua như chanh, cam… mà nó cũng còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu… cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây…
Người bị đau dạ dày vẫn cần ăn đủ các thức ăn trên để cơ thể tăng sức đề kháng và không bị thiếu sinh tố C.

Dùng vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori là nguyên nhân thường nhất gây viêm, loét dạ dày. Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép.

Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Tốt nhất nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Trần bì chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Trần bì là vị thuốc có tác dụng chữa đau dạ dày, có tên khoa học là Pericarpium Citri Reticulatae. Là vỏ quả chín khô của cây quýt được dùng nhiều trong đông y.

Trần bì là một vị thuốc chữa đau dạ dày rất tốt, thường có trong thành phần của các bài thuốc đông y.

1. Mô tả:

Quít là loại cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn mọc so le, mép khía răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hơi dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ. Vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt.alt

Địa lý: Trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta.

Dùng vỏ quả và lá. Vỏ quả để khô thường gọi là Trần bì.

Thu hái quả tháng 11-1 năm sau.

chữa đau dạ dày bằng trần bì

Mô tả vị thuốc: Mặt ngoài màu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì dòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng. Mùi thơm, vị hơi ngọt sau đó thấy đắng, cay.

Bào chế: Rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu càng tốt.

Sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, dạ dày đau). Có khi tẩm mật ong hoặc muối, sao qua để dùng (trị ho).

2. Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột: Tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột (Trung dược học).
+ Tác dụng khu đờm, bình suyễn: Thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch tiết, làm loãng đờm, dễ khạc ra. Xuyên trần bì làm giãn phế quản, hạ cơn hen. Dịch cồn chiết xuất quất bì với nồng độ 0,02g ( thuốc sống) /ml hoàn toàn ngăn chặn được cơn co thắt phế quản chuột lang do Histamin gây nên (Trung dược học).
+ Tác dụng kháng viêm, chống loét: Thành phần Humulene và alpha-Humulenol acetat có tác dụng như Vitamin P. Chích Humulene vào ổ bụng chuột nhắt với liều 170-250mg/kg, có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng. Chích 10mg Humulene vào ổ bụng một con chuột nhắt cũng có tác dụng kháng Histamin, gây tính thẩm thấu của thành mạch. Chất alpha-Humulenol acetat có tác dụng chống loét rõ và làm giảm tiết dịch vị trên mô hình gây loét dạ dày bằng cách thắt môn vị (Trung dược học).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nước sắc trần bì tươi và dịch trần bì chiết cồn với liều bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế. Nếu chích thuốc nhanh vào tĩnh mạch thỏ và chó, huyết áp tăng cao, nhưng bơm vào dạ dày thì không có tác dụng đó (Trung dược học).
+ Tác dụng kháng khuẩn: Quảng trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết (Trung dược học).
+ Ngoài ra, trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung (Sổ tay lâm sàng Trung dược).

3. Tính vị:

chữa bệnh dạ dày bằng trần bì

+ Vị cay, tính ôn (Bản kinh).
+ Vị cay đắng, tính ôn (Đông dược học thiết yếu).

Quy kinh:

+ Vào kinh phế, can, tỳ, vị (Lôi Công bào chế dược tính Giải).
+ Vào kinh tỳ, đại trường (Bản thảo cầu chân).
+ Vào kinh tỳ, phế, vị (Đông dược học thiết yếu).
Tác dụng: Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm (Đông dược học thiết yếu).

Liều dùng: 4-12g.

Kiêng kỵ:

- Thực nhiệt, khí hư, ho khan do âm hư, thổ huyết: kiêng dùng (Trung dược học).
- Không có thấp, không có đờm, không ứ trệ: không dùng (Đông dược học thiết yếu).


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong

Có rất nhiều cách chữa đau dạ dày theo phương pháp dân gian truyền thống.

Các bài thuốc chữa đau dạ dày đó hầu hết là từ các loại lá, rau, củ quả trong vườn hoặc trên núi.

Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong

Cả trong tỏi cũng như mật ong đều có chứa một chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn có mặt tại họng khi tiếp xúc với tỏi và mật ong. Chưa kể mật ong có tính lành khi dùng có thể lành vết thương khá tốt, đối với những người bị đau dạ dày do viêm loét dạ dày thì phương thuốc này hoàn toàn có thể dùng được.

tỏi mật ong chữa bệnh đau dạ dày

Mới đây các nhà nghiên cứu còn nhận thấy rằng trong tỏi có chứa chất alliin làm tăng cường khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch trong cơ thể. Giúp hệ tiêu hóa chống lại các tác nhân gây bệnh khá tốt.

Mật ong có tác dụng ích khí nhuận táo, được sử dụng trị liệu nhiều chứng bệnh nhờ có chất kháng khuẩn, trị bệnh tim, bỏng…Tỏi được phối hợp với mật ong sẽ có tác dụng tăng cường khả năng kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây viêm họng sinh ho kéo dài.

Công thức:

Dùng tỏi khô già bóc bỏ vỏ lụa, sau đó đập dập rồi ngâm với mật ong với tỷ lệ cứ 15g tỏi ngâm trong 100ml mật ong nguyên chất. Bạn để ngâm trong 3 tuần rồi lấy ra dùng sáng chiều khoảng 2 thìa sáng chiều. Ngoài ra bạn có thể kết hợp với việc ăn vài tép tỏi trong các bữa ăn còn giúp bạn giảm chứng đau bụng rất nhanh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ chuối xanh và mật ong

Theo kinh nghiệm dân gian, chuối xanh là vị thuốc chữa bệnh đau dạ dày hữu hiệu, đặc biệt là chuối hột (chuối chát). 

Chuối hột xanh vị chát, pha ngọt, tính mát, ngoài tác dụng chữa bệnh dạ dày còn có tác dụng bổ tỳ, nhuận trường, lợi tiểu, phá sỏi đường tiết niệu, tăng cường sức khỏe. Chuối xanh xắt lát trộn với rau sống ăn thường xuyên hằng ngày có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất tốt.

Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axít nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi.

Theo đó, người ta có phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày bằng cách kết hợp chuối và mật ong.

bài thuốc hay chữa đau dạ dày

Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ chuối xanh và mật ong

Nguyên liệu:

- Chuối tiêu xanh, non (khi chất nhầy vẫn còn phía trong)
- Mật ong

Cách làm:

- Sau khi tước bỏ vỏ ngoài rồi đem ngâm vào nước cho bớt nhựa và chát, chuối xanh đem thái lát mỏng, phơi khô và nghiền thành bột.
- Trộn bột chuối với mật ong, ve thành viên tròn nhỏ để uống hoặc ăn luôn.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Quả táo ta - Bài thuốc chữa đau dạ dày đơn giản

Các bộ phận của cây táo ta là một nguồn thuốc quý và được sử dụng để chữa đau dạ dày, cảm lạnh, sốt, ho, đau họng, suy giảm trí nhớ...

Táo có thể sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Táo là loại cây trồng phổ biến trong cả nước. Quả táo có thể ăn tươi, rất giòn và thơm ngon, hoặc chế thành mứt kẹo, nước uống…

Táo có tên khoa học là Malus domesticus, thuộc họ hoa hồng. Táo có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh.

chữa bệnh đau dạ dày bằng quả táo ta

Táo ta chứa dồi dào kali, vitamin A và vitamin C (cao hơn lượng vitamin C trong cam và quýt từ 7 – 10 lần), giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các căn bệnh thông thường như cảm lạnh, sốt, ho, đau họng rất hiệu quả.

Dưới đây là 4 bài thuốc dân gian chữa bệnh cực tốt từ táo ta.


1. Điều trị bệnh đau dạ dày

Táo có thể chữa được cả bệnh đau dạ dày và chứng viêm dạ dày mãn tính. Để làm điều đó cần gọt vỏ quả táo, sau đó đem xay thật nhuyễn rồi ăn loại bột táo tươi này vào buổi sáng vào lúc bụng đói. Cố gắng không dùng thức ăn khác trong vòng 5 giờ sau đó để bột táo phát huy hết tác dụng. Tiếp tục làm như vậy để chữa bệnh dạ dày.

2. Trị suy giảm trí nhớ

Với những người hay quên hoặc có những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ có thể dùng bài thuốc sau: hầm nhỏ lửa 100 g quả táo ta trong 500 ml nước cho tới khi cạn còn khoảng 250 ml, thêm một ít mật ong và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ. Bài thuốc này có tác dụng xoa dịu thần kinh, an thần tự nhiên, làm giảm căng thẳng, lo lắng và giúp bạn ngủ ngon hơn.

3. Hen suyễn

Lá táo, chọn các lá bánh tẻ, khoảng 200 - 300g, sao vàng sắc uống, ngày hai lần trước bữa ăn một giờ, chữa các bệnh ho hen suyễn. Có thể uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng.

4. Chữa ho gà hoặc ho lâu ngày

Lấy lá táo, lá chanh, lá dâu tằm mỗi vị 200g-300g, sắc uống 2-3 lần trong ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết triệu chứng. Nước sắc lá táo cũng có thể dùng cho những trường hợp bị chứng tăng huyết áp. Cao lá táo dán nhọt, để trừ mủ các nhọt độc, nhọt bọc, đặc biệt các nhọt có nhiều mủ, quánh đặc, khó nặn ra, hoặc lá táo sắc lấy nước để rửa các vết thương nhiễm khuẩn có mủ…


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cây khôi điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Trong nhân dân dùng lá khôi để làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.

Cây khôi còn gọi là cây độc lực, đơn tướng quân. Tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard. Thuộc họ Đơn nem Myrsinaceae. Ta dùng là cây khôi phơi, sấy khô Folium Ardisiae. 

A. Mô tả cây

Cây khôi là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1,5 – 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.

Lá mọc so le, phiến là nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài 25-40cm, rộng 60-10cm, mặt trên tím, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ, đường kính 2-3mm, màu trắng pha hồng tím 5 lá đài 5 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Mùa hoa: tháng 5-7, mùa quả: tháng 7-9.

Có nhiều cây khôi khác nhau, có thứ như mô tả ở trên, có thứ hai mặt lá đều xanh. Kinh nghiệm thường chỉ dùng loại có lá mặt trên xanh như nhung, mặt dưới tím.

cây khôi chữa bệnh đau dạ dày

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây khôi mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du các tỉnh Thanh Hóa (Thạch Thành-Ngọc lặc-Lang Chánh), Nghệ An (Phủ Qùy), Ninh Bình (Nho Quan), Hà Tây (Ba Vì).

Thường hái là và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.

Hiện nay cây khôi được nhân dân các vùng núi phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc…. trồng nhiều vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa mang hiệu quả chữa bệnh.

C. Thành phần hóa học

Chưa được nghiên cứu. Mới đây viên động y và bộ môn dược lý Trường đại học y dược thí nghiệm sơ bộ nhưng mới thấy có ít tanin và glucozit

D. Tác dụng dược lý

Sơ bộ nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ thấy có một số kết quả sau đây:
- Làm giảm độ axit của dạ dày khỉ
- Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ.
- Làm yếu sự co bóp của tim.
- Làm giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.

Bệnh viện 108 thí nghiệm dùng lâm sàng (mới trên 5 bệnh nhân) thì 4 người giảm đau 80-100%, dịch vị giảm xuống bình thường.

Viện đông y đã điều trị bệnh đau dạ dày cho một số trường hợp bằng lá khôi và đã khỏi bệnh (dùng riêng hay phối hợp với nhiều loại thuốc khác) đã sơ bộ nhận định như sau:

- Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ được.

Nhưng với liều 250g/ngày thì làm bệnh nhân mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh, sức khỏe xuống dần nếu tiếp tục uống.

Tóm lại về mặt lâm sàng, kết quả chưa hoàn toàn tốt. 

E. Cách dùng và liều dùng

Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm của Phân hội đông y Thanh Hóa dựa trên kinh nghiệm dùng của một vùng dân tộc dùng lá cây này chữa đau bụng. Nhưng bao giờ cũng dùng phối hợp với những vị bồ công anh (Lactuca indica), khổ sâm (Croton tonkinensis).

Kết quả hiện chưa thống nhất, có người nói khỏi nhưng cũng có những người uống vào thấy mệt mỏi, đầy bụng khó chịu. Nhưng hiện nay cây lá khôi thành câu chuyện cửa miệng của những người tìm thuốc đau dạ dày cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây những hiểu biết hiện nay về cây này để tham khảo. Còn cần nghiên cứu thêm nhiều mới có kết luận chắc chắn.

Liều dùng hàng ngày: 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc có lá khôi

Nhân dân miền ngược vùng Lang chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bị đau dạ dày phải làm gì?


Những Cách chữa đau dạ dày nào tốt và mau chóng khỏi bệnh? 

Ngoài việc sử dụng thuốc chữa đau dạ dày phù hợp hãy tự tập cho mình 8 thói quen dưới đây. Những thói quen này vừa có tác dụng phòng tránh bệnh đau dạ dày, vừa hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

1. viêm loét dạ dày không nên ăn lạnh. 

Khi bị viêm loét dạ dày chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh bị nặng hơn.

Sau khhi ăn no cũng không nên uống đồ lạnh vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.

đau dạ dày không nên dùng đồ lạnh
(những bệnh nhân đau dạ dày, viêm loét dạ dày không nên uống nước lạnh)

2. Nên ăn theo định lượng và đúng thời gian 

Những người đang bị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc mắc những chứng bệnh về dạ dày tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. 

Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.

Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày.

Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt. Do không có thời gian mọi người thường ăn tập trung nhiều chất dinh dưỡng vào bữa tối, hoặc do thói quen có người hay ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày. Vì vậy hãy tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, ăn vừa đủ để dạ dày nhẹ nhàng hơn.

3. Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị 

bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn thức ăn nhiều gia vị

Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói

4. Hạn chế ăn đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành

hạn chế ăn đậu phụ

Những người bị viêm dạ dày:

Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho Axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn

Những người bị loét dạ dày và viêm thận: 

Những người bị loét dạ dày tốt nhất không nên uống sữa đậu nành bởi một chút đường trong sữa cũng đủ khiến cho những ai bị căn bệnh này đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khác. Những người bị viêm dạ dày và suy chức năng thận nên cần một chế độ ăn Protein thấp trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu lại rất giàu Protein, các chất chuyển hóa của nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

5. Không nên tập thể dục ngay sau khi ăn

Tập thể dục là tốt cho sức khỏe nhưng tập như thế nào cho đúng mới là điều quan trọng

Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.

6. Tránh ăn những loại trái cây và rau dưới đây:

- Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.

- Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy.

- Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

- Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.

7. Nên uống trà ấm

bệnh nhân đau dạ dày nên uống trà ấm

Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng với bệnh nhân đau dạ dày, nên uống trà ở nhiệt độ 30-32 độ C.

8. Tập matxa trước khi đi ngủ

Tham khảo: Xoa bóp phòng tránh đau dạ dày

Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác. 

Nếu bạn có thắc mắc hãy nhắn tin vào hệ thống của chúng tôi (góc bên phải màn hình website) hoặc để lại câu hỏi và số điện thoại hoặc gọi điện trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn và chăm sóc một cách tốt nhất.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Xoa bóp phòng tránh bệnh đau dạ dày

Khi các cơn đau dạ dày đến đột ngột mà không có thuốc và bác sĩ ở bên cạnh, chúng ta có thể áp dụng việc xoa bóp dưới đây để giảm các cơn đau ngay lập tức.

Việc xoa bóp có thể làm giảm cơn đau bụng cấp do viêm loét dạ dày, tá tràng khi không có thuốc và bác sĩ ngay tại chỗ. Đồng thời việc xoa bóp này thường xuyên có tác dụng phòng bệnh dạ dày rất hiệu quả. 

Cách xoa bóp phòng bệnh đau dạ dày:


phòng tránh bệnh đau dạ dày
tự xoa bóp phòng tránh viêm loét dạ dày, tá tràng

1. Xoa bụng

Dùng một hoặc hai bàn tay đặt chồng lên nhau, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực ấn vừa phải trong 5 phút. Trước đó, có thể dùng một loại dầu nóng xoa khắp bụng một lượt. Thường xuyên xoa bụng rất tốt cho dạ dày và có thể giảm mắc các chứng bệnh về tiêu hóa.

2. Day ấn huyệt Trung quản

Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt Trung quản trong 2 phút sao cho có cảm giác tức nặng tại chỗ và lan sâu vào bên trong dạ dày.

Vị trí huyệt Trung quản: Từ rốn đo thẳng lên trên 4 tấc (1 tấc bằng chiều ngang của ngón tay cái). Đây là một huyệt vị trí hết sức quan trọng, có công dụng giảm đau, điều hoà chức năng co bóp và bài tiết của dạ dày. 

3. Day ấn huyệt Nội quan: 

Dùng ngón tay cái day ấn huyệt Nội quan trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tê tức tại chỗ là được. 
Tìm huyệt Nội quan: Từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2 tấc, huyệt nằm giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (nắm bàn tay và gấp nhẹ vào cẳng tay sẽ làm nổi rõ hai gân này). 

4. Day ấn huyệt Túc tam lý: 

Dùng ngón tay cái hay ngón tay giữa đồng thời day ấn cả hai huyệt Túc tam lý trong 2 phút, sao cho có cảm giác tê tức tại chỗ và lan xuống mặt ngoài hai bàn chân là được.
Vị trí huyệt Túc tam lý: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ra ngoài một tấc là vị trí huyệt, ấn vào sẽ có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân. Đây là một huyệt vị rất quan trọng, điều hoà công năng dạ dày và ruột, nâng đỡ sức đề kháng của cơ thể. 

Quy trình trên cần được tiến hành kiên trì, đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Khi có cơn đau cấp, có thể làm thêm lần thứ ba.

Cách xoa bóp các huyệt đạo này đã được các thầy thuốc khuyên nên áp dụng thường xuyên vì hiệu quả phòng bệnh dạ dày rất cao.

Nếu bạn có thắc mắc hãy nhắn tin vào hệ thống của chúng tôi (góc bên phải màn hình website) hoặc để lại câu hỏi và số điện thoại hoặc gọi điện trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn và chăm sóc một cách tốt nhất.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Đập tan cơn đau dạ dày với nguyên liệu rất rẻ tiền


Hoa chuối là một trong những nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác nhau như canh chua, gỏi. Bên cạnh đó hoa chuối còn được biết tới là một khắc tinh của bệnh dạ dày, có lẽ đây là một tin vui cho những người đang ngày đêm khổ sở khi phải sống chung với căn bệnh này.

Chữa đau dạ dày với hoa chuối như thế nào?


Nếu như bạn đã sử dụng nhiều loại thuốc tây và đông y để điều trị bệnh đau dạ dày nhưng tình trạng vẫn không biến chuyển thì có thể áp dụng 2 bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ hoa chuối ngay sau đây vừa đơn giản lại rất dễ thực hiện.

Bài thuốc 1

Đối với bài thuốc này thì bên cạnh hoa chuối thì bạn cần phải chuẩn bị thêm hoa trà. Nhưng trước khi thực hiện bạn cũng cần lưu ý rằng để bài thuốc này có thể phát huy hiệu quả thì cần phải chọn đúng loại hoa trà sống trên cây tiêu hoặc mua tại những nhà thuốc bắc đều có.

bài thuốc chữa đau dạ dày

Bài thuốc đơn giản giúp chữa bệnh đau dạ dày công hiệu

Mỗi nguyên liệu bạn lấy khoảng 15g rồi cho tất cả vào trong nồi sắc cùng với nước. Khi đã sắc xong chắt nước ra và dùng hàng ngày. Chỉ cần áp dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày là những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Bài thuốc 2

Trong trường hợp bạn không kiếm được hoa trà trên cây tiêu thì bạn cũng đừng lo lắng nhé! Bởi lẽ vẫn còn có một cách đơn giản khác giúp bạn tạm biệt bệnh đau dạ dày hiệu quả. Nhưng nếu so với bài thuốc 1 thì bài thuốc này tốn nhiều thời gian hơn.

bài thuốc chữa đau dạ dày

Bật mí bài thuốc chữa đau dạ dày với hoa chuối

Hoa chuối tiến hành thái nhỏ và đem rửa, sau đó nấu chung hoa chuối cùng với gạo tẻ để thành món cháo, cho thêm một chút muối vào cùng rồi áp dụng liên trong từ 10 đến 15 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Những mẹo nhỏ cần lưu ý


Để giúp cho hai bài thuốc có thể phát huy được toàn bộ tác dụng thì bạn cũng cần phải lưu ý những nguyên tắc sau đây:

Không nên thức quá khuya, làm việc căng thẳng, suy nghĩ nhiều… sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị tổn thương.

Đừng bỏ qua bữa ăn sáng ngoài ra hãy luôn nhớ kĩ ăn đủ bữa, ăn đúng giờ và nhai thật chậm rãi.

Trong bữa ăn hàng ngày thì cần phải cho thêm rau xanh, cần nói không với những loại thức ăn, đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia…

Tham gia các hoạt động thể dục thể thao hàng ngày như đạp xe, đi bộ.

Nếu như bạn không muốn dạ dày của mình bị hành hạ bởi những cơn đau khó chịu thì tuyệt đối hãy nhớ đừng nên tiêu thụ những loại thức ăn cay như sa tế, tiêu, ớt…


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Nguyên nhân bệnh dạ dày



Thói quen nhai ngấu ngiến thức ăn, nuốt vội nuốt vàng sẽ không gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng sau này nhưng lại tăng gánh nặng cho dạ dày, dễ gây bệnh về dạ dày.

nguyên nhân bệnh dạ dày

Câu hỏi:
Người yêu cháu có thói quen ăn cơm rất nhanh, nhai ngấu nghiến rồi nuốt vội nuốt vàng. Xin hỏi, thói quen này liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này?
Mã Ngọc Hoa (TP.HCM)

Trả lời:
Thói quen nhai ngấu ngiến thức ăn, nuốt vội nuốt vàng sẽ không gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng sau này nhưng lại tăng gánh nặng cho dạ dày, dễ gây bệnh về dạ dày.Nguyên nhân là vì quá trình tiêu hóa của thức ăn được bắt đầu từ trong miệng, răng nhai đi, nhai lại để kích thích tuyến nước bọt phân tiết chất xúc tác để tiêu hóa thức ăn.
Thức ăn khi ở trong miệng càng nhai kỹ càng tiêu hóa được nhiều. Nếu ăn ngấu nghiến sẽ bỏ qua công đoạn tiêu hóa thức ăn trong miệng mà đẩy công việc này cho dạ dày khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, gây nên các bệnh liên quan đến bộ phận này.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Làm gì khi thường xuyên bị trào ngược dạ dày


Câu hỏi:
Cháu chào bác sĩ, cách đây mấy tháng, mỗi khi ăn xong cháu thường xuyên có cảm giác ợ chua. Cháu có đi khám bác sĩ nói cháu bị trào ngược dạ dày thực quản, và có cho đơn thuốc về uống. Cháu uống thuốc theo đúng đơn của bác sĩ, và cũng ăn cả sữa chua cho tiêu hóa dễ nhưng không đỡ? Từ đó tới giờ đã gần 3 tháng rồi, nhưng tình trạng của cháu vẫn không khá hơn? Bác sĩ cho cháu hỏi, đối với bệnh của cháu thì uống thuốc đông y có được không ạ? Vì cháu uống nhiều thuốc tây rồi mà không đỡ. Cháu cảm ơn bác sĩ.

bệnh trào ngược dạ dày

Trả lời:
Chào bạn. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thuộc chứng khí nghịch của đông y, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như axit, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản. Ở trạng thái sinh lý bình thường thỉnh thoảng cũng có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản nhưng rất thoáng qua và không gây hệ quả gì. Triệu chứng quan trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, trớ nuốt khó….

Đối với chứng trào ngược thực quản của bạn có thể sử dụng thuốc đông y để điều trị được. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nhiều thể bệnh khác nhau, trong câu hỏi bạn không nói tỉ mỉ tình trạng bệnh của bạn, nên không biết bạn thuộc thể bệnh nào. Theo đông y, bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia làm 3 thể chính là: thể hàn, thể nhiệt và thể thương thực.

Thể hàn: biểu hiện ăn không tiêu, ợ ra nước chua, trong, loãng, miệng môi xanh, trắng, sợ lạnh, thường xuyên đau bụng và đi tiêu lỏng. Trường hợp này bạn có thể dùng bài thuốc gồm các vị như: hoắc hương 12g, tô tử 12g, củ sả 10g, vỏ quýt 12g, gừng khô 8g, gừng tươi 8g.

Thể nhiệt: biểu hiện ợ ra nước vàng, đặc, mùi chua khắm, hễ ăn vào là trào ngược, khát nước, thích uống nước lạnh, nước tiểu đỏ, da nóng, môi đỏ, thì dùng bài thuốc gồm các vị: rau má 16g, hoắc hương 12g, gạo nếp (sao vàng) 16g, gừng tươi 12g, lá dành dành (sao vàng) 8g

Thể thương thực: trào ngược mùi chua khắm, ợ hăng, ợ chua, miệng hôi, chán ăn, đầy bụng, đau bụng, sắc mặt vàng, có thể dùng bài thuốc gồm các vị như: hoắc hương 12g, vỏ quýt (trần bì) 12g, vỏ rụt 12g, củ sả 8g, sinh khương (gừng tươi) 12g.

Bạn có thể căn cứ vào những triệu chứng cụ thể trên để xác định thể bệnh cho mình. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng các bài thuốc đó, mà trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của lương y để cs sự gia giảm bài thuốc phù hợp.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính theo tây y.


Tây y cho rằng, nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính là do vi khuẩn trong thức ăn không được vệ sinh và các độc tố của nó gây nên. Ví dụ như ăn phải các thức ăn gia súc, gia cầm, sản phẩm sữa bò, cơm cháo và đồ hải sản như tôm, ốc, sứa và các thức ăn muối dầm có vi khuẩn hoặc bị ô nhiễm bởi chất độc hóa hoc, thêm nữa đó uống quá nhiều rượu, trà đặc, cafe hoặc ăn các thức ăn đâm mùi hương liệu; Ăn quá nhanh, quá nóng, quá lạnh, quá xơ đều có thể kích thích niêm mạc dạ dày, đây là những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp hằng đầu. Bên cạnh đó uống mộ số thuốc, có phản ứng quá mạnh hoặc dùng quá liều chỉ định, cũng có thể kích thích hoặc gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến các triệu chứng viêm loét, chủ yếu là xung huyết bệnh phù chất nhờn nhiều, bề mặt dạ dày có nhiều mụn màu vàng có khi còn có thể vỡ ra và gây chảy máu dạ dày.

nguyên nhân gây viêm dạ dày

Ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp theo đông y


Đông y cho rằng bệnh viêm loét dạ dày cấp tính chủ yếu phát sinh vào mùa thu, ảnh hưởng từ độc tà, uống lạnh, ăn uống không điều độ và một số nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính khác. Chúng ta cùng phân tích như sau:

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính do ảnh hưởng thời tiết.


Mùa hè thu, do khí hậu nắng nóng, ẩm ướt đan xen, nước bốc hơi nhiều mọi người vì thích sự mát mẻ nên hay chọn ngủ ngoài trời, do nắng nóng nên mọi sinh hoạt hằng ngày không được thoải mái, tà thấp nhiệt xâm nhập hoặc tà thấp chặt trung tiêu (đoạn giữa của dạ dày), tà thấp quấy nhiễu lá lách; trong khi đó lá lách vốn ưa khô, nóng, nay bị tà thấp quấy nhiễu, nên gây vật hóa thất thường, khí cơ rối loạn, lên xuống không điều độ, dẫn đến nôn ọe và đại tiện lỏng.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính do ăn uống.


Ăn nhanh, thích đồ ăn sống, lạnh, thích ăn mỡ và ngọt, hoặc ăn những thức ăn không vệ sinh, ăn nhầm phải những thức ăn đã bị biến chất hoặc bào mòn, đều có thể dẫn đến tổn thương cho tì vị, gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa, đục trong lẫn lên sẽ gây nên bệnh viêm loét dạ dày.

Sự biến hóa bệnh lý của bệnh viêm dạ dày cấp tính chủ yếu do những thức ăn ôi thiêu làm ẩm ướt phần trung tiêu. Sự ẩm ướt và ứ lại, sẽ làm tắc tì vị khiến vận hòa thất thường, lên xuống không điều độ, hỗn loạn. Không khí trong dạ dày không xuống được tá tràng mà bị trào ngược lên trên sẽ kiến cho người bệnh bị nôn ói. Tì vị mất đi chức năng của mình, thức ăn được đưa xuống đại tràng khiến cho người bệnh bị đi ngoài lỏng. Mặt khác, những thức ăn không tốt đó sẽ làm chặng lại trung tiêu, tắc nghẽn khí cơ, không thông được sẽ gây khó chịu và đau bụng. Nếu quá trình nôn và ỉa chảy quá nhiều sẽ khiến cơ thể người bệnh mất nước, phát nhiệt, khiến miệng khô đi giải ít, mắt bị lõm sâu, âm dịch bị tiêu hao, âm làm tổn thương dương. Khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi chán ăn và ăn không ngon khiến bệnh tình ngày càng nặng nếu không được điều trị.

Việc tự trang bị cho mình những kiến thức về bệnh viêm dạ dày cấp tính và năm bắt tốt các nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính sẽ giúp bạn có các biện pháp dự phòng hiệu quả. tránh được các nguy cơ mắc bệnh.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com