Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Bệnh viêm trợt hạng vị dạ dày có nguy hiểm không?

Hỏi:

Cách đây 1 tháng tôi thường xuyên khó chịu ở vùng thượng vị, cứ đau âm ỉ, thỉnh thoảng còn đau quặn, hay ợ chua và ăn uống không ngon miệng. Tuần trước tôi đi khám, bác sĩ chẩn đoán là bị viêm trợt hang vị dạ dày có HP +. Hiện tại tôi đang sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm về căn bệnh này. Xin được tư vấn thêm. Liệu bệnh viêm trợt hang vị dạ dày có nguy hiểm không, có dễ chữa không? Xin cảm ơn!

bệnh viêm trọt hạng vị dạ dày

Trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Viêm trợt hang vị dạ dày là một trường hợp rất thường gặp trong bệnh đau dạ dày. Đây là tình trạng niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm, xuất hiện những vết xước nhẹ (trợt) tương tự như những vết xướt trên da khi bạn va quẹt mạnh vào một vật gì đó.

Trên thực tế bệnh viêm trợt hang vị dạ dày không nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh rất khó chữa và nếu để lâu dài, những biến chứng mà nó gây ra lại có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây tôi xin đưa ra một số thông tin để bạn nắm bắt rõ về căn bệnh này.

Nguyên nhân nào gây viêm trợt hang vị dạ dày?

Cũng tương tự như bệnh viêm loét dạ dày nói chung, nguyên nhân gây ra viêm trợt hang vị dạ dày thường bao gồm:

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Đây là nguyên chính chiếm đến 90% các trường hợp. HP thường xâm nhập vào dạ dày qua đường ăn uống và ẩn sâu dưới lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Tại đó chúng giải phóng ra các độc tố gây viêm và loét.

Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs, thuốc corticosteroid,… có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày do làm giảm tổng hợp lớp chất nhầy bảo vệ, tạo điều kiện cho axit dịch vị tấn công lớp niêm mạc.

Ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống không điều độ, giờ giấc linh tinh, khi ăn quá no, khi lại để bụng quá đói. Ăn nhiều chất kích thích chua, cay, nóng, ăn nhiều chất béo, ăn nhanh… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Căng thẳng thần kinh kéo dài: Điều này làm tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày, làm mất cân bằng yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày gây viêm và loét.

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích…

Các triệu chứng chính của bệnh

Theo thống kê, khoảng 50% bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng có những triệu chứng điển hình, 30 - 40% có triệu chứng mơ hồ, 10 - 20% trường hợp không biểu hiện triệu chứng (loét câm). Một số triệu chứng thường gặp trong viêm loét dạ dày – tá tràng nói chung cũng như viêm trợt hang vị dạ dày nói riêng bao gồm:

Những cơn đau do loét: Đây ra triệu chứng điển hình nhất. Bệnh nhân thường đau âm ỉ, bỏng rát hoặc thậm chí cồn cào, dữ dội ở thượng vị. Đau tăng khi đói hoặc khi ăn các thức ăn chua, cay, nóng hoặc căng thẳng thần kinh; giảm sau khi sử dụng các thuốc làm giảm axit dịch vị.

Các triệu chứng khác: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, ăn uống không tiêu, không ngon miệng, người mệt mỏi, gầy sút…

Những biến chứng thường gặp của viêm trợt hang vị dạ dày

Loét dạ dày: Viêm trợt hang vị dạ dày nếu để kéo dài sẽ dần dần hình thành những vết loét bên trong dạ dày, khi đó bệnh sẽ khó chữa hơn và dẫn tới nguy cơ xuất hiện những biến chứng tiếp theo.

Chảy máu dạ dày: Có thể chảy máu âm ỉ hoặc rầm rộ khiến bệnh nhân đi ngoài phân đen hoặc thậm chí ói ra máu, phải cấp cứu kịp thời.

Thủng dạ dày: Biến chứng này gây đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau như dao đâm, bụng cứng như gỗ và thường xuyên nôn mửa. Nếu không cấp cứu kịp thời người bệnh sẽ tử vong.

Hẹp môn vị: Bệnh nhân sẽ cảm thấy ăn uống không tiêu, nặng bụng, ợ chua nhiều. Càng ngày bện nhân càng nôn ói nhiều hơn, người mệt mỏi, cơ thể gầy sút.

Ung thư hóa: Nhất là trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thì có nguy cơ biến chứng ung thư cao hơn so với các trường hợp khác.

Điều trị viêm trợt hang vị dạ dày như thế nào?

Cũng như điều trị viêm loét dạ dày nói chung, phác đồ điều trị viêm trợt hang vị dạ dày được chia làm 2 nhóm: nhóm viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP và nhóm viêm loét không do HP.

Đối với những bệnh nhân không có HP dương tính, trước tiên cần phải ngưng các tác nhân gây ra viêm loét (bao gồm: thuốc, lối sống ăn uống, sinh hoạt và các yếu tố tâm lý). Đồng thời, điều trị chống loét bằng các thuốc băng niêm mạc, thuốc kháng axít, thuốc kháng tiết axít. 

Đối với trường hợp có HP dương tính, các phác đồ điều trị chủ yếu là sự phối hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc trong số: thuốc ức chế bơm proton - Amoxcycilin - Metronidazol - Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin. Tùy theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là hiện nay HP đã kháng nhiều loại kháng sinh gây ảnh hưởng xấu đến điều trị. Theo thống kê, tỷ lệ kháng thuốc của HP với các loại kháng sinh là: 47 - 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% với Amoxiciclin.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm trợt hang vị dạ dày nói chung cũng như viêm loét dạ dày nói riêng. Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này. 

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Viêm hạng vị dạy dày có nguy hiểm không?

Hỏi:

Cháu năm nay 26 tuổi. Gần đây cháu có khám ở bệnh viện Bạch Mai và được bác sĩ chẩn đoán là viêm hang vị dạ dày có HP dương tính. Nhưng bác sĩ không giải thích gì hết. Cho cháu hỏi bệnh này là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Và điều trị như thế nào? Cháu xin cảm ơn.


bệnh viêm hạng vị dạ dày

Trả lời:

Chào bạn.

Chắc chắn bạn đã nghe về thuật ngữ “viêm loét dạ dày” rồi đúng không? Để trả lời bạn câu hỏi viêm hang vị dạ dày là gì, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo dạ dày nhé.

Viêm hang vị dạ dày là bệnh gì?

Dạ dày là đoạn có khả năng phình to nhất của ống tiêu hóa, làm nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Thức ăn sau khi được nuốt qua miệng sẽ di chuyển xuống thực quản để vào dạ dày. Tại đây, chúng được nghiền nát và trộn lẫn với dịch tiêu hóa trước khi chuyển xuống ruột non. Về cấu tạo, dạ dày có 2 bờ cong lớn và nhỏ; được chia làm nhiều phần, bao gồm đáy vị, thân vị, hang vị và môn vị. Trong đó hang vị phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị. 

Dạ dày cũng là cơ quan rất dễ bị tổn thương viêm nhiễm. Tất cả các phần của dạ dày đều có thể bị ảnh hưởng, xong phần dễ bị tổn thương nhất là hang vị. Các chuyên gia giải thích rằng điều này có thể là do niêm mạc vùng hang vị rất mỏng manh, hơn nữa nồng độ axit ở khu vực này thấp hơn so với các vùng khác của dạ dày nên thường trở thành khu vực tấn công đầu tiên của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP). Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày không được chữa trị dứt điểm có thể xuất hiện những vết loét. Khi hang vị bị viêm hoặc loét, ta có thuật ngữ “ viêm hang vị dạ dày” hoặc “ viêm loét hang vị dạ dày”.

Nguyên nhân nào viêm hang vị dạ dày?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bao gồm:

-Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Đây là nguyên nhân chính, chiếm tỉ lệ cao (90%). Sau khi xâm nhập vào dạ dày qua đường ăn uống, chúng sẽ cư trú sâu dưới lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và giải phóng ra các độc tố gây viêm loét. 

-Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs, thuốc nhóm corticoid có khả năng làm giảm sự tổng hợp các thành phần của chất nhầy bảo vệ dạ dày. Do đó tạo điều kiện cho sự tấn công của axit dịch vị vào lớp niêm mạc gây viêm và loét.

- Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh: căng thẳng, stress kéo dài; ăn uống thiếu khoa học, không hợp vệ sinh; sử dụng rượu bia hoặc hút nhiều thuốc lá…

Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Viêm hang vị dạ dày nếu không được điều trị dứt điểm, các vết viêm có thể lây nhiễm sang toàn bộ dạ dày hoặc chuyển thàng dạng loét. Khi đó bệnh khó chữa hơn và lâu ngày sẽ có nguy cơ hình thành những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư hóa.

Điều trị viêm hang vị dạ dày như thế nào?

Bạn đã đi khám và được chẩn đoán là viêm hang vị do HP. Như vậy bạn có thể lựa chọn hai hướng điều trị Tây y hoặc Đông y. Với Tây y, bác sĩ sẽ cho bạn phác đồ điều trị bao gồm các thuốc kháng sinh để diệt HP và một số thuốc điều trị triệu chứng. Bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ này, sử dụng đúng, đủ liều, liệu trình và thời gian, không bỏ thuốc giữa chừng. Tuy nhiên hiện nay đa phần HP đã kháng các loại kháng sinh. Phác đồ hiệu quả nhất cũng chỉ đạt 94%, khả năng tái phát rất cao và tác dụng phụ cũng nhiều. Do đó người bệnh có xu hướng chuyển sang các sản phẩm thảo dược có khả năng diệt HP. Tuy nhiên liệu trình điều trị khá dài (trung bình 1 – 3 tháng) nhưng lại an toàn và không tác dụng phụ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để điều trị thành công bạn cần phải kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và tránh xa những thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn chua, cay, nóng, đồ ăn không hợp vệ sinh, nhiều dầu mỡ,tránh xa rượu bia, thuốc lá và các loại đồ uống có gas… nhé.

Chúc bạn sức khỏe!


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com


Mẹo chữa đau dạ dày tại nhà


Bạn có thể dùng nhiều thực phẩm sẵn có trong nhà như gừng tươi, muối, nước chanh hay lô hội.

Gừng

Gừng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh tốt nhất. Gừng chứa các thành phần kháng viêm cũng như có tác dụng chống oxy hóa. Sử dụng một lát gừng tươi sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị đau hay co thắt dạ dày.

Cách sử dụng:

- Thêm một vài lát gừng thái nhỏ vào tách trà buổi sáng hoặc buổi tối, đặc biệt là trà xanh sẽ hạn chế được cơn đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một thìa nước cốt gừng tươi và một thìa nước chanh vào cốc nước lọc sau đó nguấy đều. Tiếp theo thêm một thìa mật ong vào hỗn hợp trên và uống đều đặn vào buổi sáng hàng ngày.

chữa đau dạ dày bằng gừng


Gừng rất tốt trong việc chữa trị dạ dày. Ảnh: Guideglobal.

Nước muối ấm

Nước muối ấm không chỉ là bài thuốc chữa viêm họng tại nhà hiệu quả mà còn có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.

Cách sử dụng:

- Thêm một thìa muối vào nước ấm, nguấy đều cho muối tan hết. Hãy uống nước muối ấm ngay lập tức để chấm dứt tình trạng đau, co thắt và rối loạn chức năng dạ dày.

Giấm táo

Giấm táo có tác dụng khử trùng và rửa ruột rất tốt. Nó giúp dạ dày hấp thu các chất dinh dưỡng và ngăn ngừa chứng khó tiêu, đồng thời có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả.

Cách sử dụng:

- Cho hai hoặc ba thìa giấm táo vào một cốc nước ấm hoặc lạnh, nguấy đều. Uống trước khi ăn sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh đau dạ dày.

Nước ép bạc hà 

Lá bạc hà có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và được sử dụng để chữa trị chứng đau và co thắt dạ dày.

Cách sử dụng:

- Nhai một hoặc hai lá bạc hà tươi 2-3 lần trong vài ngày sẽ dịu bớt cơn đau dạ dày của bạn.

- Cho một vài nhánh bạc hà vào một cốc trà nóng. Uống 2-3 lần trong ngày.

- Trà bạc hà sẽ giúp bạn dứt hẳn những cơn đau dạ dày.

Nước chanh

Chanh là loại hoa quả rất dễ kiếm. Nếu trong nhà không có gừng và bạc hà, bạn có thể uống thật nhiều nước chanh để làm giảm những cơn đau dạ dày.

Cách sử dụng:

- Cho 2-3 thìa đường nước chanh tươi vào nước ấm. Nguấy đều.

- Uống 2-3 cốc nước chanh mỗi ngày để làm dịu hẳn cơn đau dạ dày.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc giúp bạn giảm căng thẳng lo âu và có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.

Cách sử dụng:

- Thêm một lát chanh khi uống trà hoa cúc sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả.

trà hoa cúc chữa bệnh đau dạ dày

Trà hoa cúc giúp giảm căng thẳng lo âu và chữa dạ dày hiệu quả. Ảnh:Winkyboo.

Lô hội

Nước lô hội có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Bạn có thể uống nước lô hội khi bị mắc các bệnh về đường ruột.

Cách sử dụng:

- Thêm một thìa nước lô hội vào một cốc nước ấm. Thêm nước chanh vào hỗn hợp này và ngoáy đều.

- Uống hai lần/ngày sẽ giúp dạ dày bạn dịu hẳn chứng co thắt, khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy.

Hạt cây thì là

Hạt cây thì là chứa các thành phần có tác dụng chữa trướng bụng và ngăn ngừa đau dạ dày.

Cách sử dụng:

- Cho một thìa hạt thì là vào cốc nước đun sôi. Nguấy đều và gạn hạt cây thì là ra.

- Cho một thìa cà phê nước cốt chanh vào nước và uống trước khi ăn để ngăn ngừa chứng khó tiêu và đau dạ dày.

Chữa đau dạ dày bằng nhiệt độ

Đặt túi chườm nóng hoặc một chai nước nóng lên dạ dày khi bạn cảm thấy đau. Ấn vào chỗ đau và giữ cố định trong vài phút. Bỏ túi chườm ra và tiếp tục đặt nó lần hai vào chỗ đau trong 2 phút.

Lặp lại quy trình này 4-5 lần trong ngày để làm dịu bớt cơn đau dạ dày.

Đồ ăn nhạt

Ăn đồ nhạt giúp bạn dễ tiêu hóa khi bị đau dạ dày.

Một vài lưu ý:

- Tránh sử dụng các loại đồ ăn bơ sữa trong một vài ngày bởi trong đó có các vi sinh vật không có lợi cho dạ dày.

- Tránh đồ ăn cay, có mỡ hoặc đồ ăn ngọt. Thay vào đó ăn nhiều rau, củ, quả để làm dịu cơn đau.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày ở trẻ

Thời gian gần đây, con trai tôi có biểu hiện ăn uống khó tiêu, đau bụng vùng trên rốn. Vậy, xin hỏi bác sĩ, đây có phải là những biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng? Cách phòng tránh như thế nào?
Chị Hoàng Nguyên (Hoàng Hoa Thám - Hà Nội)

phòng tránh bệnh đau dạ dày ở trẻ


Trước đây, viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em, nên hiện tượng đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy bởi có 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng. 

Với một số trường hợp, biểu hiện viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ thường là ăn uống khó tiêu, đau ở vùng trên rốn. Các triệu chứng có thể tăng lên khi ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối. Với một số trường hợp khác, biểu hiện có thể rất rõ là nôn ra máu, đi cầu phân đen như bã cà phê hoặc tiêu máu tươi nhưng đôi khi gia đình không phát hiện được. Các biểu hiện da xanh xao, ăn uống kém, gầy sút, mất tập trung, căng thẳng cũng thường gặp ở trẻ. 

Với bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ em, đa số là do nhiễm vi trùng HP. Vi trùng này lây qua đường miệng, nghĩa là có trẻ có thể bị nhiễm HP khi học bán trú và ăn chung với bạn cùng lớp thì bị nhiễm HP. Mặt khác, nguyên nhân có thể là học tập căng thẳng, xem ti vi, chơi game quá nhiều, thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh... 

Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội thì phải được đưa đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm, nên kiểm tra khả năng bé bị nhiễm vi trùng HP dạ dày. Để phòng bệnh, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ xem ti vi, chơi game quá nhiều. Khuyến khích trẻ tập luyện thể thao để cơ thể có sức đề kháng với bệnh tật. Ăn nhiều rau quả, đủ chất dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ 8 - 10 giờ/ngày. Trò chuyện, gần gũi khi trẻ bị căng thẳng trong học tập. Đặc biệt, không mớm cơm cho con nhỏ để tránh lây nhiễm HP.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chữa viêm loét dạ dày bằng cây chè dây

Chữa viêm loét dạ dày bằng cây chè dây là bài thuốc nổi tiếng của người dân tộc Nùng.

Theo tiếng Nùng gọi là Thau rả, tiếng Tày gọi là Khau rả... Theo y học cổ truyền, chè dây có vị ngọt, đắng, tính mát, được dùng chữa các bệnh liên quan tới dạ dày và còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ. Cách đây gần hai chục năm, chè dây đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra những tác dụng tích cực trong việc điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng.

Để xác định được tên khoa học của cây chè dây mà đồng bào vẫn dùng, chúng tôi đã phải lên tận nơi để lấy được mẫu cây có hoa, có quả, hạt và sau đó mới xác định được tên khoa học là Ampelopsis cantonesis Planch. Vitaceace”. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã xác định thành phần chính trong cây chè dây là flavonoid có khả năng giảm đau, liền vết loét và có tác dụng diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori là xoắn khuẩn gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và xác định cây chè dây không có độc tính và độ an toàn cao.

cây chè dây chữa bệnh dạ dày

Theo các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tại Khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện 108, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, thuốc Ampelop chiết xuất từ chè dây có tác dụng cắt cơn đau do loét hành tá tràng, làm lành các ổ loét và diệt trừ khuẩn Helicobacter pylori với tỷ lệ cao. Một đặc tính hơn hẳn nhóm thuốc hóa dược điều trị dạ dày hành tá tràng là thành phần flavonoid trong chè dây còn có tác dụng giải độc gan theo cơ chế chống oxy hóa khử gốc tự do và an thần. Do vậy, người bệnh khi uống thuốc không gặp phải phản ứng phụ gây khó chịu hay mệt mỏi kéo dài như một số loại thuốc tân dược điều trị bệnh dạ dày khác.

Cách dùng chè dây chữa viêm loét dạ dày, giải độc trong cơ thể, làm nước giải khát theo liệu pháp tự nhiên:

Ngày dùng 10-50g pha uống như chè, dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là giai đoạn cuối của bệnh đau dạ dày. Vì vậy việc phát hiện và chữa đau dạ dày sớm là điều cần thiết để tránh nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, đó là một trong những lý do chính gây chẩn đoán bệnh khó. 

Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu sau:

Triệu chứng sớm

- Khó tiêu hoặc chứng ợ chua
- Mất ngon miệng, đặc biệt là đối với món thịt

triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Một vết loét dạ dày được khẳng định là ung thư theo kết quả sinh thiết và đã được cắt bỏ. Tiêu bản phẫu thuật.

Triệu chứng muộn

- Đau bụng hay cảm thấy khó chịu ở bụng trên
- Buồn nôn và nôn mửa
- Tiêu chảy hay táo bón
- Đầy bụng sau khi ăn
- Giảm cân
- Yếu và mệt mỏi
- Xuất huyết (nôn ra máu hoặc có máu trong phân) màu đen. Có thể dẫn đến thiếu máu.
- Khó nuốt; có thể là dấu hiệu của u ở vùng tâm vị hoặc sự lan tỏa của u dạ dày lên thực quản.
Những triệu chứng này cũng có thể là của các bệnh khác như nhiễm virút dạ dày, loét dạ dày hay viêm ruột loét miệng nên việc chẩn đoán cần phải có bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc ung bướu.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Viêm loét dạ dày có HP+, cần bảo vệ niêm mạc – phòng ngừa biến chứng.

Tỷ lệ viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng tăng ở Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và thủ phạm chính gây ra căn bệnh này chính là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.

nguyên nhân bệnh đau dạ dày

Ảnh: Vi khuẩn HP gây viêm dạ dày, thậm chí làm ung thư dạ dày.


95% viêm dạ dày mạn tính do khuẩn HP

- Viêm dạ dày mạn tính: có nguy cơ ung thư dạ dày rất cao. Những người đã từng cắt bỏ một phần dạ dày do viêm dạ dày mạn cũng có khả năng mắc ung thư dạ dày sau nhiều năm phẫu thuật. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa. 

- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng phát triển thành ung thư dạ dày.


hình ảnh dạ dày bị viêm loét
Ảnh: Dạ dày bị viêm loét 

Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.

Để điều trị viêm dạ dày với HP(+) hiệu quả, bạn cần thực hiện năm điều:

- Ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát mới riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.

- Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.

- Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamine C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.

- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya. 
- Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc uống sau ăn mới phát huy tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.

Thời gian điều trị trung bình khoảng sáu tuần. Các loại thuốc thường được sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axít dịch vị.

Nhiễm HP thì các thầy thuốc sẽ dùng thêm các thuốc kháng sinh để diệt HP, sẽ chọn lựa phác đồ nào phù hợp, người bệnh tuyệt đối không được tự dùng kháng sinh, lý do hiện nay vi trùng này kháng nhiều loại kháng sinh – đặc biệt ở người hay dùng kháng sinh tùy tiện trước đây mà trong cơ thể đã nhiễm HP không biết, do đó dễ gây kháng thuốc thất bại trong điều trị.

bệnh nhân bị đau dạ dày

Ảnh minh họa: bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do HP

Sau thời gian dùng đủ thuốc, bắt buộc phải ngưng thuốc hai tuần kiểm tra lại vì khuẩn HP đã hết chưa, kết quả mới chính xác, khi vi trùng âm tính, tức không còn trong dạ dày, mới chắc chắn khỏi bệnh.

Chúng ta cần nhớ nếu sau khi điều trị viêm dạ dày chưa ngưng thuốc, không nên thử ngay do không chính xác. Việc kiểm tra vi khuẩn HP có còn hay không do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn bạn cần soi hay không cần soi tùy tổn thương trên nội soi trước đó.

Cần nhớ sau khi lành bệnh, để tránh tái phát nên thực hiện nghiêm túc các chỉ định điều trị ở trên, hạn chế dùng các chất, các thuốc gây ảnh hưởng dạ dày.
Đặc biệt cần chý ý kiểm tra xem trong gia đình có ai nhiễm HP không vì có thể trước đó bạn đã lây cho người thân trong gia đình, sau này họ có thể là nguồn lây ngược lại cho bạn làm bệnh tái phát .

Bạn nên đến khám bệnh tại một bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa để xác định ngoài bệnh viêm dạ dày do HP đã có, bạn còn kèm theo bệnh lý khác kèm theo không, để chẩn đoán chính xác và điều trị khỏi bệnh hoàn toàn tránh tái phát sau này.

Viêm loét dạ dày có HP, cần bảo vệ niêm mạc dạ dày – Phòng ngừa biến chứng

Tinh chất nghệ như một thành phần không thể thiếu trong những bài thuốc chữa căn bệnh viêm loét dạ dày do có công dụng chống viêm, thu gọn những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm và hoạt tính chống loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Curcumin dự phòng và cải thiện những thương tổn gây thực nghiệm ở dạ dày do kích thích sản sinh chất nhày bảo vệ niêm mạc. Trong nghệ tươi chỉ chứa 0,3% curcumin, là thành phần chính quyết định tác dụng phòng và chữa bệnh kỳ diệu của nghệ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, các nhà khoa học khuyên dùng đủ liều 12g curcumin tương đương 4kg nghệ, đây là điều khó thực hiện buộc mọi người phải nghĩ đến giải pháp khác hơn là ăn nghệ tươi hàng ngày.

Việc sử dụng trực tiếp viên nang Curcumin đã được bào chế thì gặp phải vấn đề không tan trong nước (độ tan 0,001%), lại dễ bị chuyển hóa nhanh nên theo các nghiên cứu chỉ 7-10% curcumin hấp thu vào máu và sinh khả dụng chỉ đạt 9-10%.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả bằng cây lô hội


Có rất nhiều loại thuốc chữa đau dạ dày, từ thuốc đông y chữa đau dạ dày, thảo dược, cho đến thuốc tây hay thực phẩm chức năng. Nhưng đau dạ dày liên quan mật thiết đến vấn đề ăn uống nên việc điều trị có phần phức tạp và tốn thời gian hơn.

1. Tính chất của cây nha đam

Trong Đông Y, các thầy thuốc gọi cây nha đam với những cái tên khác như du thông hay cây lô hội. Tất cả các bộ phận của cây nha đam đều có thể sử dụng làm thuốc được. Cây nha đam vị đắng, tính hàn, đi vào ba kinh tỳ, can, vị, đem lại khả năng thanh nhiệt, giải độc tố cho cơ thể, giúp cơ thể nhuận tràng, mát huyết và dễ đại tiện.

bài thuốc chữa bệnh dạ dày

Tuy nhiên, trước khi điều trị bệnh đau dạ dày bằng nha đam này, các bạn cần phải cân nhắc thật kỹ do cây nha đam có khả năng tẩy mạnh, do đó các bạn không nên áp dụng với phụ nữ đang mang thai, người đang tình trạng đi tiêu ra phân lỏng hay bệnh nhân tỳ vị hư nhược. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

2. Những cách chữa đau dạ dày bằng nha đam

* Chữa viêm tá tràng:
- Nguyên liệu: Nha đam: 20 gram; Nghệ vàng tươi đã được tán mịn: 12 gram; Dạ cẩm: 20 gram; Cam thảo: 6 gram.
- Thực hiện: Mỗi ngày, các bạn sắc lấy một thang để dùng, chia đều ra làm 3 lần trong 3 buổi sáng- chiều- tối.
Ngoài ra, nếu bạn có triệu chứng ỡ chua, hãy cho thêm vào 10 gram mai mực (đã tán nhuyễn) để dùng chung với thuốc trên. Một liệu trình kéo dài khoảng từ nửa tháng đến 1 tháng.

* Chữa táo bón:
- Nguyên liệu: Lá nha đam (đã được xay nhuyễn): 20 gram; Nước: 500ml
- Thực hiện: Các bạn cho nha đam đã được xay nhuyễn vào với dung dịch nước, trộn thật đều.
Mỗi ngày, các bạn chia ra uống từ 2 đến 3 lần.

* Chữa viêm đại tràng mãn tính:
- Nguyên liệu: Lá nha đam tươi (vỏ đã được bóc): 5 lá; Mật ong: 500ml.
- Thực hiện: Xay lá nha đam tươi rồi đổ vào thêm 500ml mật ong.
Mỗi ngày các bạn dùng khoảng từ 2 đến 3 lần, một lần như vậy là 30ml. Một lần chế biến, bạn có thể dùng trong một tuần.

* Khó tiêu hóa:
- Nguyên liệu: Lá nha đam: 20 gram; Cam thảo: 4 gram; Bạch truật: 12 gram.
- Thực hiện: Sắc làm thuốc dùng, mỗi ngày 1 thang, chia ra làm 3 lần uống.

3. Những bài thuốc khác

* Nước tiểu đục màu:
- Nguyên liệu: Lá nha đam tươi: 20 gram
- Thực hiện: Các bạn giã nát nha đam ra rồi dùng trước mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể lấy 20 gram hoa nha đam đem xào cùng thịt lợn.

* Bế kinh:
- Nguyên liệu: Lá nha đam: 12 gram; Rễ củ gai: 20 gram; Nghệ đen: 12 gram; Cam thảo: 4 gram; Tô mộc: 12 gram.
- Thực hiện: Các bạn sắc mỗi ngày 1 thang uống, chia đều ra uống 3 lần vào buổi sáng- chiều- tối.
Nguồn tổng hợp.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Đau dạ dày và những thực phẩm cần tránh

Bệnh dạ dày là một trong những bệnh chịu ảnh hưởng rất nhiều của chế độ ăn, bên cạnh những thực phẩm giúp giảm tình trạng đau dạ dày thì một số thực phẩm lại khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh đối với những người bị đau dạ dày.

thực phẩm cần tránh khi bị đau dạ dày

1. Đường tinh luyện

Các loại thực phẩm có chất đường khi ăn vào sẽ khiến mức insulin trong cơ thể tăng dẫn đến lượng đường huyết thất thường. Theo giáo sư Robynne Chutkan tại Trường đại học Georgetown (Mỹ), mặc dù đường tinh luyện không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài với những người có dạ dày yếu.

2. Sữa

Nếu ăn các sản phẩm làm từ sữa có thể khiến tình trạng sức khỏe của dạ dày kém hơn bởi hầu hết các loại thực phẩm này đều chứa đường lactose. Khi bị bệnh, niêm mạc thành ruột có thể dễ bị tổn thương, khiến men tiêu hóa đường lactose bị mất đi và hậu quả là đường lactose không tiêu hoá được tích luỹ trong lòng ruột, làm tình hình càng tồi tệ hơn.

3. Chocolate và chất caffeine

Chất caffeine và chocolate có thể kích thích và làm co thắt dạ dày của bạn. Chất caffeine không tốt với bệnh nhân đang bị tiêu chảy. Chocolate chứa sữa hoặc các loại hạt có thể gây khó khăn cho đường tiêu hóa của những người không hấp thu được đường lactose hoặc đang bị dị ứng.

4. Thực phẩm béo

Những người đang bị đau bụng không nên ăn kem, thịt, phó mát mềm vì chúng là những thực phẩm giàu chất béo. Lượng chất béo nhiều sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày tăng lên.

5. Thực phẩm giàu axit

Các loại trái cây giống quýt, các sản phẩm được làm từ cà chua – loại thực phẩm chứa nhiều axit có thể gây trào ngược axit. Nếu muốn dùng trái cây, nên thay bằng nước ép táo, tuyệt đối không chọn nước ép cam.

6. Gia vị

Nếu bạn không quen với thực phẩm gia vị và các loại gia vị, và đang mắc bệnh về dạ dày thì hãy nên tránh xa chúng. Ngoài ra, các loại gia vị nếu được chế biến trong món ăn có dầu cũng không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.

7. Chất cồn

Chất cồn có thể làm tăng axit trong dạ dày bởi nó chứa các loại hóa chất khó chuyển hóa, đặc biệt là những người có vấn đề về gan.

8. Thực phẩm đóng hộp

Các loại thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều hóa chất để bảo quản sẽ gây khó chịu dạ dày của bạn.

Ngoài việc tránh hoặc hạn chế đến mức tối đa những thực phẩm vừa nêu trên người bị đau dạ dày cũng cần phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, xắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học. Không nên ăn tối quá muộn, nên ăn đúng giờ, không để bị căng thẳng. Tập thể dục thường xuyên là một trong những thói quen tốt giúp tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại bệnh tật.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bệnh dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm dạ dày, là một vấn đề thường gặp có thể cấp tính hoặc mạn tính. Ở thể cấp tính nó thường liên quan đến nhiều trạng thái bệnh lý toàn thân, ở thể mạn tính người ta thấy vai trò rất rõ của tuổi tác.

Viêm dạ dày, là một vấn đề thường gặp có thể cấp tính hoặc mạn tính. Ở thể cấp tính nó thường liên quan đến nhiều trạng thái bệnh lý toàn thân, ở thể mạn tính người ta thấy vai trò rất rõ của tuổi tác. Càng cao tuổi, tỉ lệ mắc bệnh càng cao và nguy cơ biến chứng càng nhiều.

Ngoài những dạng đặc biệt và những thể do độc tố, viêm dạ dày mạn tính thường thứ phát sau một số rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc rối loạn các chức năng tiêu hóa. Nguyên nhân gây nên viêm dạ dày là các yếu tố ngoại sinh như các thuốc giảm đau chống viêm non steroit và steroit, rượu, các thức ăn quá nóng, quá lạnh, các thức ăn bị nhiễm khuẩn… và các yếu tố nội sinh như stress (đặc biệt các stress gặp trong các chấn thương nặng, bỏng nặng, chấn thương sọ não…), tăng urê huyết trong suy thận, tăng thể ceton trong đái tháo đường, do dị ứng hoặc do xoắn khuẩn Helicobacter pylori (H.pylory).

nguyên nhân có thể gây nên bệnh dạ dày

Nhiễm H. pylori: đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng việm dạ dày mạn tính. Ở một số người, H. pylori có thể phá vỡ lớp bảo vệ bên trong của dạ dày, gây ra những thay đổi trong niêm mạc của dạ dày.

Những người lớn tuổi có nguy cơ viêm dạ dày do niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần với độ tuổi, và bởi vì người lớn tuổi có nhiều khả năng có H. pylori nhiễm trùng, hoặc rối loạn tự miễn dịch hơn so với người trẻ tuổi.

Biểu hiện lâm sàng

Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân có những rối loạn cơ năng tương tự như trong rối loạn tiêu hóa xảy ra sớm sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa. Đó là cảm giác nặng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường; nóng rát vùng thượng vị xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau khi ăn uống một số thứ: bia, rượu, gia vị cay chua hoặc ngọt. Đau vùng thượng vị khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau khi ăn.

Biểu hiện viêm teo niêm mạc dạ dày là biểu hiện của giai đoạn cuối của viêm dạ dày mạn tính do nhiễm H. pylori và tự miễn dịch.

Các triệu chứng của viêm dạ dày mạn do nhiễm H. pylori thường ít biểu hiện, có thể gặp đau bụng, chán ăn, buồn nôn và nôn. Nặng hơn có thể gặp các triệu chứng do biến chứng như loét và ung thư dạ dày.

Biểu hiện của viêm teo niêm mạc dạ dày do tự miễn thường là các triệu chứng của thiếu hụt chất cobalamin (vitamin B12) mà nguyên nhân là do thiếu hụt yếu tố nội, chất có tác dụng giúp hấp thu vitamin B12. Bệnh khởi đầu âm thầm và tiến triển chậm chạp. Triệu chứng có thể gặp: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, đau ngực... thậm chí là các biểu hiện của suy tim sung huyết. Biểu hiện trên hệ tiêu hóa như: viêm lưỡi miệng, chán ăn, tiêu chảy dẫn tới sụt cân. Biểu hiện trên hệ thần kinh là hậu quả do mất myelin ở cả thần kinh ngoại vi lẫn trung ương: rối loạn cảm giác, yếu cơ, mất điều hòa; dễ cáu kỉnh, giảm trí nhớ, loạn thần...

Điều trị và dự phòng


Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết. Tùy theo hình ảnh nội soi và mô bệnh học mà có các thể viêm dạ dày khác nhau. Thông thường với người từ 40 tuổi trở lên nếu được chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính cần điều trị đúng phác đồ và thường xuyên được kiểm soát bằng nội soi dạ dày 6 tháng - 1 năm một lần.

Nếu không điều trị kịp thời, để bệnh diễn biến mạn tính kéo dài, nhiều biến chứng có thể xảy ra như: ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm quanh dạ dày tá tràng, thiếu máu do thiếu B12, loét dạ dày...

Về điều trị chưa có điều trị đặc hiệu, sử dụng phối hợp hai kháng sinh (nếu có vi khuẩn H. pylory), một kháng sinh thuộc nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole) và một kháng sinh thuộc nhóm marcrolid (clarythromycin); một thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole) hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin...). Ngoài ra, tùy theo điều kiện của bệnh nhân, tình trạng tổn thương, có thể sử dụng thêm các thuốc băng se niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, sinh tố, an thần. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, nhưng tối thiểu là 4 - 6 tuần.

Bên cạnh đó cần ăn chậm, nhai kỹ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kĩ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý.

Nếu gặp khó tiêu thường xuyên, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp giảm bớt những tác động của acid dạ dày.

Nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.

Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột năng, cơm, bánh quy...

Chất béo từ cá được khuyên sử dụng vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá...) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái... trong thời gian đau cấp tính. Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, dền...

Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn...

Hạn chế hoặc tránh uống rượu: sử dụng quá nhiều rượu có thể gây kích ứng và làm xói mòn lớp niêm mạc của dạ dày, gây viêm và chảy máu.

Không hút thuốc: hút thuốc gây trở ngại cho niêm mạc bảo vệ dạ dày, làm cho dạ dày dễ bị viêm cũng như các vết loét. Hút thuốc cũng làm tăng acid dạ dày, dạ dày chậm trễ chữa bệnh và là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với ung thư dạ dày.

Ngoài ra, cần tránh lo âu, căng thẳng tâm lý. Nếu gặp vấn đề về tâm lý cần xem xét việc tập thiền hoặc yoga.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chữa bệnh đau dạ dày bằng hoa chuối

Theo dược học cổ truyền, thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày, các chứng bệnh như ngực bụng đầy chướng, hay ợ chua, nôn nhiều đờm rãi, mắt hoa đầu choáng, đau tức vùng tim, rối loạn kinh guyệt, chỉ khát nhuận phế, thông huyết mạch, lợi xương tủy…
Hoa chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc.

Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng hoa chuối:

chữa bệnh đau dạ dày bằng hoa chuối

1. Hỗ trợ điều trị chứng nhịp tim nhanh: Hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Đem hoa chuối sắc trong 30 phút lấy nước bỏ cái rồi cho tim lợn vào nấu chín, ăn trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

2. Ăn không tiêu, đầy chướng bụng, nôn nấc:Hoa chuối 10g đem sắc với một lượng nước vừa phải trong khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy nước, để nguội rồi hòa với 1 chén rượu nhỏ uống. Hoặc hoa chuối lượng vừa đủ sấy khô, tán thành bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm. Dùng 3-5 ngày.

3. Chữa đau dạ dày: Hoa chuối, hoa trà ký sinh trên cây tiêu mỗi thứ 15g, sắc với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống. Hoặc hoa chuối 10g, gạo tẻ 30g, hai thứ đem nấu thành cháo ăn trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

4. Bụng chướng đau, ợ chua: Hoa chuối 6g sắc uống. Dùng liên tục trong 3 ngày.

5. Nấc: Hoa chuối 60g sấy khô, tán thành bột, uống mỗi lần 6g với nước ấm, mỗi ngày 3 lần.

6. Kiết lỵ: Hoa chuối 30g rửa sạch, nghiền nát rồi hãm với nước sôi uống, có thể pha thêm một chút mật ong.

7. Nhọt độc, ung thũng: Hoa chuối lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương đến khi khỏi thì dừng.

8. Bế kinh: Hoa chuối 15g, hoa quế 5g, hoa hồng 10g, tất cả đem sấy khô, tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 với rượu ngâm hoa cúc (hoàng tửu), nếu không có rượu hoa cúc thì có thể thay bằng rượu trắng.

Mặc dù đã có rất nhiều nhiều người điều trị bệnh đau dạ dày theo những phương pháp tự nhiên do tính an toàn, vị thuốc là những thực phẩm hàng ngày hoặc cây lá trong vườn nên dễ kiếm, tuy nhiên khó chữa dứt điểm được bệnh và thường thì sẽ bị tái phát.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Nấm lim xanh ngăn ngừa ung thư dạ dày

Nấm lim xanh có công dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và chữa trị bệnh ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày là bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trong tất cả các loại ung thư, là “sát thủ” của hơn 800 nghìn người tử vong trên thế giới mỗi năm. Ung thư dạ dày xuất phát từ niêm mạc dạ dày, sau đó có thể lan ra khắp dạ dày hay di căn đến các cơ quan khác, nhất là nội tạng (gan, phổi, thực quản…)

nấm lim xanh ngăn ngừa ung thư dạ dày


Để phòng ngừa ung thư dạ dày, trước hết cần giữ một chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích và các loại thức ăn nhanh, đồ quá cay, mặn… Với những người nằm trong đối tượng “nguy cơ”, bên cạnh việc sinh hoạt điều độ, nên sử dụng nấm lim xanh mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ thống miễn dịch và phòng chống bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư dạ dày. Trong nấm lim xanh có những hoạt chất tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống ung thư hiệu quả.

Đối với người đã mắc bệnh, nấm lim xanh cũng có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và bồi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, nấm lim xanh còn có công dụng thải độc cơ thể, rất phù hợp với người bệnh phải trải qua những đợt xạ trị.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng song song nấm lim xanh với các phác đồ điều trị của bác sĩ. Nên uống nấm trước hoặc sau khi sử dụng thuốc Tây ít nhất 30 phút để nấm có thể phát huy hết tác dụng.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong


Có rất nhiều cách chữa đau dạ dày theo phương pháp dân gian truyền thống. 

Các bài thuốc chữa đau dạ dày đó hầu hết là từ các loại lá, rau, củ quả trong vườn hoặc trên núi.

Hôm nay Hoa Việt sẽ giới thiệu bạn đọc: Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong
Cả trong tỏi cũng như mật ong đều có chứa một chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn có mặt tại họng khi tiếp xúc với tỏi và mật ong. Chưa kể mật ong có tính lành khi dùng có thể lành vết thương khá tốt, đối với những người bị đau dạ dày do viêm loét dạ dày thì phương thuốc này hoàn toàn có thể dùng được.

chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong

Mới đây các nhà nghiên cứu còn nhận thấy rằng trong tỏi có chứa chất alliin làm tăng cường khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch trong cơ thể. Giúp hệ tiêu hóa chống lại các tác nhân gây bệnh khá tốt.

Mật ong có tác dụng ích khí nhuận táo, được sử dụng trị liệu nhiều chứng bệnh nhờ có chất kháng khuẩn, trị bệnh tim, bỏng…Tỏi được phối hợp với mật ong sẽ có tác dụng tăng cường khả năng kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây viêm họng sinh ho kéo dài.

Công thức:

Dùng tỏi khô già bóc bỏ vỏ lụa, sau đó đập dập rồi ngâm với mật ong với tỷ lệ cứ 15g tỏi ngâm trong 100ml mật ong nguyên chất. Bạn để ngâm trong 3 tuần rồi lấy ra dùng sáng chiều khoảng 2 thìa sáng chiều. Ngoài ra bạn có thể kết hợp với việc ăn vài tép tỏi trong các bữa ăn còn giúp bạn giảm chứng đau bụng rất nhanh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng bằng hạt bưởi

Trong các cách chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng.... thì những phương pháp dân gian được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.

Việc dùng thuốc chữa đau dạ dày có thành phần từ thảo dược cũng lành tính hơn, tốt cho bệnh nhân đau dạ dày và có thể điều trị tận gốc.

Một trong những bài thuốc dân gian quý đó là Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng bằng hạt bưởi
Hạt bưởi của tất cả các loại bưởi kể cả bưởi rừng, bưởi tép khô không ăn được múi đều có thể tận dụng chiết xuất làm thuốc chữa nhiều bệnh. Chất Pectin có trong hạt bưởi là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.

Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng bằng hạt bưởi

Hạt bưởi chứa một loại este, dầu, prôtit, chất xơ... Hạt bưởi tiết ra chất nhầy. Uống thứ nước tiết ra này liên tục sẽ khỏi viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Nguyên nhân bởi pectin có trong vỏ hạt bưởi và cùi bưởi có nhiều giá trị phòng và chữa bệnh nhiều bệnh như:

- Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, có tác dụng tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì).
- Giảm hấp thu lipid.
- Giảm cholesterol toàn phần trong máu (đặc biệt là giảm cholesterol xấu LDL-c) ở người rối loạn lipid máu.
- Khống chế tăng đường huyết trước và sau bữa ăn ở người có bệnh tiểu đường.
- Chống táo bón.
- Cầm máu.
- Sát trùng.

Cách chiết xuất chất pectin

Trong hạt bưởi có chất pectin, bạn nên chiết xuất chất này từ trong hạt bưởi dùng để chữa nhiều bệnh hiệu quả. Pectin là một chất xơ có thể hòa tan trong nước nên chúng ta có thể chiết xuất nguồn pectin từ hạt bưởi

Cách làm như sau: Hạt bưởi chọn bỏ hết hạt lép. Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-80 độ C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).

Tùy theo từng giống bưởi, quả bưởi, có loại nhiều pectin phải đánh hạt với nước 5-6 lần mới hết nhầy. Loại ít pectin chỉ cần làm 3 lần là được.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Di chứng sau khi mổ loét dạ dày


Sau khi mổ cắt dạ dày, dung tích của dạ dày bị nhỏ lại. Khả năng chứa thức ăn , tiêu hóa, tiết dịch , hấp thụ đều bị ảnh hưởng. Về lâm sàng sẽ có những triệu chứng tổng hợp do ăn được ít, dinh dưỡng kém , thiếu máu do thiếu sắt. Một số bệnh nhân bị rối loạn sinh ký, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm xuất hiện những di chứng điển hình.

viêm loét dạ dày

– Di chứng tổng hợp do thức ăn : môn vị không còn để khống chế được thức ăn như ở người bình thường, thức ăn tụt xuống ngay tá tràng và ruột. Nếu sau khi mổ ăn ngọt sẽ thường có biểu hiện bụng trên đầy chướng khó chịu , buồn nôn, nôn mửa, váng đầu chóng mặt, mệt mỏi, ra mồ hôi, hồi hộp, run rẩy, hơi thở nóng, sôi bụng, thường kèm theo tiêu chảy. Khi đó người bệnh thường trắng bệch mặt, mạch nhanh, huyết áp hơi cao, sau khi nằm 20 phút sẽ giảm dần.

– Di chứng tổng hợp do hạ huyết đường: thức ăn nhanh chóng dồn xuống ruột, đường gluco hấp thụ tăng ,không tích trữ ở gan, xuất hiện tăng huyết đường tạm thời, kích thích tuyến tụy hoạt động, sau đó lại xảy ra huyết đường quá thấp lại kích thích tuyến thượng thận, gây triệu chứng hạ huyết đường tổng hợp. Thường 1-3 giờ sau khi ăn , bệnh nhân mệt mỏi rời rã, chóng mặt, run rẩy, tim loạn nhịp, ra mồ hôi, huyết đường tụt dưới mức bình thường. Cho ăn thêm bệnh có thể đỡ.

– Sút cân : do thức ăn vào dạ dày không được co bóp tốt , dịch vị ít, dồn xuống ruột nhanh làm cho khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém đi. Có khi bệnh nhân mới ăn đã thấy no , có cảm giác chán ăn, sợ ăn làm cho nhiệt lượng hấp thụ không đủ, dẫn đến sút cân.

Thiếu máu : bình thường sắt trong thức ăn được dịch toan hòa tan , sau đó được ruột non hấp thụ. Sau khi cắt dạ dày dịch toan dạ dày giảm , ruột non co bóp nhanh. Sắt chủ yếu được hấp thụ qua hành tá tràng, do nguyên nhân trên nên hấp thụ ít nhiều do thiếu máu.

Người bệnh có di chứng sau khi mổ cắt dạ dày nên ăn ít? 

Nguyên tắc ăn uống của bệnh nhân là: ăn những món chứa nhiều chất dinh dưỡng, thái nhỏ, mềm, dễ tiêu ăn ít thành nhiều bữa, ăn nước riêng cái riêng, ăn tăng dần chủng loại món ăn. Do đó, người bệnh nên chọn các món như nước cháo , sữa đậu nành, canh gà hầm, trứng hấp mềm , canh cá, canh thịt bò, rau nghiền nát.

Mỗi ngày ăn sau bữa , mỗi bữa 40 ml tăng dần 100 -200 ml đảm bảo đến đủ định lượng thì chuyển dần từ món loãng sang món ăn nhẹ như cháo gạo, mì nước, vằn thắn,thịt nghiền cho đến khi món thông dụng dễ tiêu, giàu dinh dưỡng khác như bánh bao, bánh quy, cá hấp, thịt nạc, trứng gà, đậu phụ, rau non, hoa quả chín v..vv… mỗi ngày ăn 6 bữa đúng giờ , đúng định lượng.

Ăn ít một thành nhiều bữa chẳng những có thể khống chế và hấp thụ , mà còn gia tăng nhiệt lượng, không gây giãn ruột quá mức , dẫn đến các chứng co thắt mạch máu sau khi mổ cắt dạ dày. Ngoài ra ăn cái riêng nước riêng, khi ăn không chan canh và uống nước giải khát. Bởi vì chất lỏng đi qua dạ dày và ruột rất nhanh,dễ đưa thức ăn khô theo chất lỏng và ruột non. Nên dùng nước canh và đồ uống trước hoặc sau bữa ăn 30-45 phút. Người bệnh còn có thể ăn ở tư thế nằm hoặc ăn xong đi nằm để thức ăn ở lâu trong dạ dày, giảm bớt giãn ruột làm cho tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.

Người bệnh không nên ăn những gì?

Không nên ăn nhiều các loại đường , hạn chế hợp chất cac bon trong thực phẩm. bởi vì , ăn nhiều đường sau khi mổ sẽ làm cho dịch ruột tiết ra nhiều, dung dịch máu thay đổi đột ngột dẫn đến hàng loạt các bệnh chứng lâm sàng.Nên dùng nhiều loại đường hỗn hợp với số lượng ít, sẽ kéo dài thời gian hấp thụ, dự phòng di chứng tụt nhanh thức ăn. Cần hạn chế các món ăn nhiều đường như kẹo mạch nha, cocacola, socola, sữa bò ngọt, uống nhiều nước cam quýt ngọt.

Không nên ăn các món chiên rán vì món chiên rán khó tiêu , tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ruột.

Kiêng rượu , thuốc lá để tránh kích thích đối với dạ dày và ruột.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com