Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Bệnh viêm trợt hạng vị dạ dày có nguy hiểm không?

Hỏi:

Cách đây 1 tháng tôi thường xuyên khó chịu ở vùng thượng vị, cứ đau âm ỉ, thỉnh thoảng còn đau quặn, hay ợ chua và ăn uống không ngon miệng. Tuần trước tôi đi khám, bác sĩ chẩn đoán là bị viêm trợt hang vị dạ dày có HP +. Hiện tại tôi đang sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm về căn bệnh này. Xin được tư vấn thêm. Liệu bệnh viêm trợt hang vị dạ dày có nguy hiểm không, có dễ chữa không? Xin cảm ơn!

bệnh viêm trọt hạng vị dạ dày

Trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Viêm trợt hang vị dạ dày là một trường hợp rất thường gặp trong bệnh đau dạ dày. Đây là tình trạng niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm, xuất hiện những vết xước nhẹ (trợt) tương tự như những vết xướt trên da khi bạn va quẹt mạnh vào một vật gì đó.

Trên thực tế bệnh viêm trợt hang vị dạ dày không nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh rất khó chữa và nếu để lâu dài, những biến chứng mà nó gây ra lại có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây tôi xin đưa ra một số thông tin để bạn nắm bắt rõ về căn bệnh này.

Nguyên nhân nào gây viêm trợt hang vị dạ dày?

Cũng tương tự như bệnh viêm loét dạ dày nói chung, nguyên nhân gây ra viêm trợt hang vị dạ dày thường bao gồm:

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Đây là nguyên chính chiếm đến 90% các trường hợp. HP thường xâm nhập vào dạ dày qua đường ăn uống và ẩn sâu dưới lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Tại đó chúng giải phóng ra các độc tố gây viêm và loét.

Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs, thuốc corticosteroid,… có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày do làm giảm tổng hợp lớp chất nhầy bảo vệ, tạo điều kiện cho axit dịch vị tấn công lớp niêm mạc.

Ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống không điều độ, giờ giấc linh tinh, khi ăn quá no, khi lại để bụng quá đói. Ăn nhiều chất kích thích chua, cay, nóng, ăn nhiều chất béo, ăn nhanh… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Căng thẳng thần kinh kéo dài: Điều này làm tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày, làm mất cân bằng yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày gây viêm và loét.

Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích…

Các triệu chứng chính của bệnh

Theo thống kê, khoảng 50% bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng có những triệu chứng điển hình, 30 - 40% có triệu chứng mơ hồ, 10 - 20% trường hợp không biểu hiện triệu chứng (loét câm). Một số triệu chứng thường gặp trong viêm loét dạ dày – tá tràng nói chung cũng như viêm trợt hang vị dạ dày nói riêng bao gồm:

Những cơn đau do loét: Đây ra triệu chứng điển hình nhất. Bệnh nhân thường đau âm ỉ, bỏng rát hoặc thậm chí cồn cào, dữ dội ở thượng vị. Đau tăng khi đói hoặc khi ăn các thức ăn chua, cay, nóng hoặc căng thẳng thần kinh; giảm sau khi sử dụng các thuốc làm giảm axit dịch vị.

Các triệu chứng khác: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, ăn uống không tiêu, không ngon miệng, người mệt mỏi, gầy sút…

Những biến chứng thường gặp của viêm trợt hang vị dạ dày

Loét dạ dày: Viêm trợt hang vị dạ dày nếu để kéo dài sẽ dần dần hình thành những vết loét bên trong dạ dày, khi đó bệnh sẽ khó chữa hơn và dẫn tới nguy cơ xuất hiện những biến chứng tiếp theo.

Chảy máu dạ dày: Có thể chảy máu âm ỉ hoặc rầm rộ khiến bệnh nhân đi ngoài phân đen hoặc thậm chí ói ra máu, phải cấp cứu kịp thời.

Thủng dạ dày: Biến chứng này gây đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau như dao đâm, bụng cứng như gỗ và thường xuyên nôn mửa. Nếu không cấp cứu kịp thời người bệnh sẽ tử vong.

Hẹp môn vị: Bệnh nhân sẽ cảm thấy ăn uống không tiêu, nặng bụng, ợ chua nhiều. Càng ngày bện nhân càng nôn ói nhiều hơn, người mệt mỏi, cơ thể gầy sút.

Ung thư hóa: Nhất là trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thì có nguy cơ biến chứng ung thư cao hơn so với các trường hợp khác.

Điều trị viêm trợt hang vị dạ dày như thế nào?

Cũng như điều trị viêm loét dạ dày nói chung, phác đồ điều trị viêm trợt hang vị dạ dày được chia làm 2 nhóm: nhóm viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP và nhóm viêm loét không do HP.

Đối với những bệnh nhân không có HP dương tính, trước tiên cần phải ngưng các tác nhân gây ra viêm loét (bao gồm: thuốc, lối sống ăn uống, sinh hoạt và các yếu tố tâm lý). Đồng thời, điều trị chống loét bằng các thuốc băng niêm mạc, thuốc kháng axít, thuốc kháng tiết axít. 

Đối với trường hợp có HP dương tính, các phác đồ điều trị chủ yếu là sự phối hợp của 3 hoặc 4 loại thuốc trong số: thuốc ức chế bơm proton - Amoxcycilin - Metronidazol - Clarithromycin và Bismuth hay Tetracyclin. Tùy theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là hiện nay HP đã kháng nhiều loại kháng sinh gây ảnh hưởng xấu đến điều trị. Theo thống kê, tỷ lệ kháng thuốc của HP với các loại kháng sinh là: 47 - 86% với Metronidazol, 20% với Clarithromycin và 69% với Amoxiciclin.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm trợt hang vị dạ dày nói chung cũng như viêm loét dạ dày nói riêng. Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này. 

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét