Bệnh viêm dạ dày cấp chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.
Bệnh viêm dạ dày cấp
Nguyên nhân nào gây nên viêm dạ dày cấp?
Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp có nhiều, song có thể xếp vào hai nhóm chính:
* Yếu tố ngoại sinh gây bệnh viêm dạ dày cấp thường gặp:
– Vi rút, vi khuẩn và độc tố của chúng.
– Thức ăn: nóng quá, lạnh quá, cứng khó tiêu, nhai không kĩ hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, coli, rượu, chè, cà phê, mù tạt…
– Thuốc aspirin, APC, natrisalicylat, quinin, sulfamid, cortancyl, phenylbutazol, reserpin, digitalin, kháng sinh, KCL…
– Các chất ăn mòn: muối kim loại nặng (đồng, kẽm), thuỷ ngân, kiềm, acid sulphuric, acid chlothydric Nitrat bạc…
– Các kích thích nhiệt, dị vật.
* Yếu tố nôi sinh gặp trong các bệnh viêm dạ dày cấp sau:
– Các bệnh nhiễm khuẩn cấp (cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm phổi… viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cưa, thoát vị hoành…)
– Urê máu cao, tăng thyroxin, tăng đường máu.
– Bỏng, nhiễm phóng xạ (l.100r – 2,500r), các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, bệnh tim, phổi cấp, xơ gan…
– Dị ứng: thức ăn (tôm, ốc, sò, hến…)
Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày cấp
Tổn thương trong viêm dạ dày cấp có thể khu trú hoặc lan tỏa, tùy theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân thường chia làm 4 dạng chính, với các biểu hiện lâm sàng khác nhau:
Viêm long dạ dày: Thường xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Tổn thương biển hiện bằng tình trạng niêm mạc phù nề sung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Biểu hiện lâm sàng là cảm giác đau căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, kèm theo nôn, choáng váng.
Viêm dạ dày thể xuất huyết: Thường biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Niêm mạc có những chấm xuất huyết, đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạt và các vết xước, chảy máu, chính là do sự vỡ mạch máu lớp tiết chính. Xuất hiện do các yếu tố có nguồn gốc ngoại sinh như rượu, thuốc kháng viêm non-streroid… Biểu hiện lâm sàng chủ yếu thường gặp là xuất huyết. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock.
Chuẩn đoán bệnh viêm dạ dày cấp
Thường được chẩn đoán bằng nội soi cấp cứu.
Viêm dạ dày cấp thể ăn mòn:
Thường do các chất kích ứng tác động liên tiếp lên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây ra sự biến đổi trầm trọng cùng với sự phù nề đơn điệu của niêm mạc dạ dày và sau đó là tình trạng hoại tử tại chỗ của niêm mạc dạ dày. Sau một thời gian, các fibrin hàn gắn lại tạo thành các mô sẹo. Mức độ tổn thương phụ thuộc bản chất và nồng độ chất gây tổn thương; ngoài ra còn phụ thuộc sự hòa loăng các chất ăn mòn do các chất bên trong dạ dày, và sự trung hòa chất kiềm do acid dạ dày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đan thượng vị ngay tức thì sau khi dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng; sau đó là nôn, đôi khi nôn ra máu; trong các trường hợp nặng có thể có shock.
Viêm dạ dày cấp thể nhiễm khuẩn:
Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Trong trường hợp dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày, có thể gây hậu quả thủng và gây viêm phúc mạc. Người ta gọi đó là dạ dày phù thũng. Thể bệnh này giảm rất nhiều từ khi có kháng sinh, nhưng hiện nay đang có xu hướng gia tăng trở lại.
Điều trị bệnh viêm dạ dày cấp như thế nào?
Trước hết là chế độ ăn, tùy theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn thay bằng truyền tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp, thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường.
Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock; nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa; nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày…
Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà cân nhắc sử dụng các thuốc antacid, các thuốc giảm tiết hoặc các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày cấp dứt điểm:
* Khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ là viêm dạ dày, các thầy thuốc sẽ cho làm một số xét nghiệm như:
– Xét nghiệm máu để đánh giá mức độ mất máu;
– Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn H.Pylori;
– Nội soi dạ dày tá tràng để đánh giá mức độ thương tổn của dạ dày, và sinh thiết nơi nghi ngờ khi cần thiết. Kết quả sinh thiết sẽ cho thông tin về bệnh, hướng điều trị và tiên lượng quá trình lành bệnh của bệnh nhân.
* Để điều trị có hiệu quả bệnh viêm dạ dày cấp tính cần phải dựa trên các nguyên tắc sau:
– Bệnh nhân cần ăn kiêng, tránh các thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày như rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas…
– Loại trừ nguyên nhân gây viêm dạ dày nếu có, diều trị các triệu chứng như giảm đau, giảm tiết acid.
– Cuối cùng là dùng thuốc kháng sinh thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori, hiện nay thường phối hợp cả thuốc ức chế và bài tiết acid dạ dày với tối thiểu hai loại kháng sinh, thời gian dùng thuốc là từ 7 đến 15 ngày.
– Nếu là viêm dạ dày cấp tính do stress thì tốt nhất nên được điều trị phòng ngừa ở những bệnh nhân nằm viện có nguy cơ bị stress nặng như chấn thương nặng, mổ lớn, bỏng nặng, choáng nhiễm trùng… phải được dùng thuốc giảm tiết acid dạ dày như thuốc ức chế bơm proton ngay khi chưa có triệu chứng rõ. Nếu điều trị tốt tình trạng bệnh của bệnh viêm dạ dày.
– Nếu điều trị tốt tình trạng bệnh sẽ cải thiện nhanh không để lại di chứng gì. Nếu không sẽ dẫn đến tới viêm dạ dày mạn tính.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846
Quận Hà Đông - TP Hà Nội
Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét